Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016
4 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Nếu gõ từ khóa
"văn hoá doanh nghiệp" vào trang tìm kiếm Google, chúng ta sẽ nhận
được hơn 10 triệu kết quả bao gồm những bài viết liên quan, bài lý luận cho đến
những ví dụ điển hình. Có thể nhận thấy văn hoá doanh nghiệp đang là đề tài rất
được quan tâm. Nhất là vào thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay, khi doanh
nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt để giữ nhân tài.
Nhiều doanh nghiệp
Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, sau một thời gian tìm chỗ đứng trên
thị trường, đã bắt đầu quan tâm xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Điều này rất cần
thiết cho sự phát triển bền vững của họ. Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp đều
gặp khó khăn trong công việc này.
Văn hoá doanh nghiệp
là hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư
duy được mọi thành viên của doanh nghiệp đồng thuận. Nó có ảnh hưởng đến cách
thức hành động của các thành viên.
Thông thường, văn hoá doanh nghiệp có thể hình thành sau khi tiến hành 4 bước xây dựng sau:
1. Phổ biến kiến thức chung:
Đây là bước chuẩn bị
tinh thần quan trọng cho quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Nếu chỉ mỗi
cấp lãnh đạo hiểu về văn hoá doanh nghiệp là chưa đủ. Một khi tất cả nhân viên
đều hiểu và thấy rõ lợi ích của văn hoá doanh nghiệp, công cuộc xây dựng mới
thành công.
• Giai đoạn này tập
trung vào việc phổ biến kiến thức chung về văn hoá doanh nghiệp, các yếu tố cấu
thành, ý nghĩa của văn hoá doanh nghiệp cho mọi thành viên.
• Tuỳ theo quy mô,
doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi nói chuỵên và khoá học về văn hoá, hoặc
phát động các cuộc thi tìm hiểu, xây dựng cơ sở dữ liệu về văn hoá để nhân viên
tự tìm hiểu. Nên chuẩn bị trước nội dung cần phổ biến xuyên suốt giai đoạn này,
từ cơ bản đến nâng cao. Mục đích của những việc làm này là giúp cho các thành
viên về văn hoá doanh nghiệp và ý thức được lợi ích của nó đối với sự phát
triển của bản thân và doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thuê các đối tác đào
tạo, hoặc tự đào tạo về nội dung này.
2. Định hình văn hoá doanh nghiệp:
Văn hoá doanh nghiệp
không hình thành cùng lúc với doanh nghiệp. Thông thường, nó chỉ có thể được
nhận dạng sau 3 năm hoạt động trở lên. Giai đoạn này phải có sự chủ trì của
người sáng lập và ban lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp.
• Kết quả của giai
đoạn này sẽ xác định được những yếu tố của văn hoá doanh nghiệp, bao gồm: Hệ tư
tưởng (hoài bão và sứ mệnh của doanh nghiệp), hệ giá trị (triết lý kinh doanh
và giá trị cốt lõi); các chuẩn mực hành vi và các biểu trưng nhận dạng của
doanh nghiệp.
• Văn hoá doanh nghiệp
là "linh hồn" của doanh nghiệp, trong giai đoạn này, "linh
hồn" ấy mới dần hiện rõ. Chính nó sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng được nhận
biết bằng những khác biệt của mình. Việc thuê một đối tác vào tư vấn chỉ là phương
tiện để những yếu tố của văn hoá doanh nghiệp hình thành, chứ không thể quyết
định các yếu tố đó sẽ như thế nào.
3. Triển khai xây dựng:
Giai đoạn này, văn hoá doanh nghịêp cần được tiến hành từng bước nhưng đồng bộ và kiên trì, từ tuyên
truyền những quan điểm, hệ giá trị cho đến việc thực hiện các chuẩn mực hành vi
phải được tổ chức một cách khéo léo. Doanh nghiệp có thể tổ chức các phong
trào, phương thức tôn vinh hành vi văn hoá, góp phần xây dựng văn hoá theo đúng
định hướng ở bước 2.
• Giai đoạn này, doanh
nghiệp phải đối mặt với một số thay đổi, bước đầu có thể ban hành quy chế để
bắt buộc thực hiện. Sau một thời gian, từ vị thế bắt buộc, nhân viên sẽ thực
hiện một cách tự nguỵên. Đây chính là dấu hiệu của thành công.
• Song song với việc
điều chỉnh những yếu tố vô hình, doanh nghiệp cần tiến hành thay đổi những yếu
tố hữu hình như kiến trúc, màu sắc, nội thất văn phòng, nghi thức... sao cho
phù hợp với văn hoá của mình. Kết quả của giai đoạn này sẽ dần hình thành những
đặc trưng văn hoá của doanh nghiệp, giúp các thành viên nhận biết các giá trị
văn hóa của doanh nghiệp mình.
4. Ổn định và phát triển văn hoá:
Bất cứ một yếu tố văn
hoá nào hình thành xong, doanh nghiệp phải bắt tay ngay vào việc duy trì, cập
nhật để nó không bị lạc hậu và mai một. Lãnh đạo là người quyết định văn hoá doanh nghiệp, nhưng nó "sống" được hay không là nhờ sức mạnh của mọi
thành viên. Các hoạt động văn hoá lúc này sẽ phát huy tác dụng tich cực như là
công cụ trong việc quản lý điều hành công ty. Doanh nghiệp cần thường xuyên tổ
chức các hoạt động tuyên truyền nội bộ, quảng bá ra bên ngoài, tôn vinh những
cá nhân, tập thể, những hành vi phù hợp với văn hoá doanh nghiệp. Hãy làm cho
các thành viên thấy rằng sẽ mất đi ý nghĩa nếu không có những yếu tố của văn
hoá doanh nghiệp.
• Ngày nay, để đánh
giá một doanh nghiệp, ngoài thị trường, cơ cấu tổ chức..., người ta còn quan
tâm đến giá trị cốt lõi của nó. Đó chính là văn hoá doanh nghiệp. Một doanh
nghiệp xây dựng thành công văn hoá của mình tức là đã sở hữu một tài sản đặc
trưng, điều làm nên sự khác biệt với đối thủ và giúp cho nó trường tồn. Khi văn hoá doanh nghiệp là một tài sản, một nguồn lực thì nó cũng rất cần khả năng sử
dụng để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, cũng như cho mỗi thành viên trong đó.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét