Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016
Tổng quan về đạo đức kinh doanh
Chức năng cơ bản của đạo đức là đạo đức điều chỉnh hành
vi của con người theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận
bằng sức mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập
quán truyền thống và của giáo dục.
1. Khái
niệm đạo đức
Từ "đạo đức" có gốc từ latinh Moralital (luân
lý) - bản thân mình cư xử và gốc từ Hy lạp Ethigos (đạo lý) - người khác muốn
ta hành xử và ngược lại ta muốn họ. ở Trung Quốc, "đạo" có nghĩa là
đường đi, đường sống của con người, "đức" có nghĩa là đức tính, nhân
đức, các nguyên tắc luân lý.
Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn
mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và
trong quan hệ với người khác, với xã hội.
Từ giác độ khoa học, “đạo đức là một bộ môn khoa học
nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng - cái sai và phân biệt khi lựa
chọn giữa cái đúng - cái sai, triết lý về cái đúng - cái sai, quy tắc hay chuẩn
mực chi phối hành vi của các thành viên cùng một nghề nghiệp” (từ
điển Điện tử American Heritage Dictionary).
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có
đặc điểm:
- Đạo
đức có tính giai cấp, tính khu vực, tính địa phương.
- Nội
dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể.
- Chức
năng cơ bản của đạo đức là đạo đức điều chỉnh hành vi của con người theo
các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của
sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền
thống và của giáo dục.
Đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi
người đối với bản thân cũng như đối với người khác và xã hội. Vì thế đạo đức là
khuôn mẫu, tiêu chuẩn để xây dựng lối sống, lý tưởng mỗi người.
Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức gồm: Độ lượng, khoan
dung, chính trực khiêm tốn, dũng cảm, trung thực, tín, thiện, tàn bạo, tham
lam, kiêu ngạo, hèn nhát, phản bội, bất tín, ác…
Đạo đức khác với pháp luật ở chỗ:
- Sự
điều chỉnh hành vi của đạo đức không có tính cưỡng bức, cưỡng chế mà mang
tính tự nguyện, các chuẩn mực đạo đức không được ghi thành văn bản pháp
quy.
Phạm vi điều chỉnh và ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp
luật. Pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ xã hội, chế
độ nhà nước; còn đạo đức bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần. Pháp
luật chỉ làm rõ những mẫu số chung nhỏ nhất của các hành vi hợp lẽ phải, hành
vi đạo lý đúng đắn tồn tại bên trên luật.
2. Khái niệm đạo
đức kinh doanh
· Đạo
đức kinh doanh là một tập hợp
các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm
soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
- Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được
vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh.
- Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp.
- Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động
kinh doanh - do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế,
do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống
các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những
đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác
như giáo dục, y tế... hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha
mẹ con cái thì đó lại là những thói xấu bị xã hội phê phán. Song cần lưu ý
rằng đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối
bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.
Tính trung thực:
- Không
dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời.
- Giữ
lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh.
- Nhất
quán trong nói và làm.
- Trung
thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như
trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm,
thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục.
- Trung
thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết) và người
tiêu dùng: Không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử
dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo
lối ăn cướp.
- Trung
thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, "chiếm công
vi tư"
Tôn trọng con người:
- Đối
với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính
đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên,
quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác.
- Đối
với khách hàng: Tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng. Đối với
đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ
- Gắn
lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng
hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội
- Bí
mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt
Đối tượng điều chỉnh của đạo
đức kinhdoanh là chủ thể hoạt động kinh doanh.
Theo nghĩa rộng, chủ thể hoạt động kinh doanh gồm tất cả
những ai là chủ thể của các quan hệ và hành vi kinh doanh:
Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh: Đạo
đức kinh doanh điều chỉnh
hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong các tổ chức kinh doanh (hộ gia
đình, công ty, xí nghiệp, tập đoàn) như Ban giám đốc, các thành viên Hội đồng
quản trị, công nhân viên chức. Sự điều chỉnh này chủ yếu thông qua công tác
lãnh đạo, quản lý trong mỗi tổ chức đó. Đạo
đức kinh doanh được gọi là
đạo đức nghề nghiệp của họ.
Khách hàng của doanh nhân: Khi là người mua hàng thì hành
động của họ đều xuất phát từ lợi ích kinh tế của bản thân, đều có tâm lý muốn
mua rẻ và được phục vụ chu đáo. Tâm lý này không khác tâm lý thích "mua
rẻ, bán đắt" của giới doanh nhân, do vậy cũng cần phải có sự định hướng
của đạo
đức kinh doanh. Tránh tình trạng khách hàng lợi dụng vị thế "Thượng
đế" để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của doanh nhân, làm xói mòn các chuẩn
mực đạo đức. Khẩu hiệu "Bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mình
có" chưa hẳn đúng!!
Đó là tất cả những thể chế xã hội, những tổ chức, những
người liên quan, tác động đến hoạt động kinh doanh: thể chế chính trị, chính
phủ, công đoàn, nhà cung ứng, khách hàng, cổ đông, chủ doanh nghiệp, người làm
công,…
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét