Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017
Đánh cược tương lai doanh nghiệp vào năng lực cốt lõi
Năng lực cốt lõi giải thích một cách dễ hiểu, là hệ thống những
năng lực vượt trội của tổ chức để tạo nên vị thế cạnh tranh khác biệt so với
đối thủ. Năng lực đó cần được tổ chức trau dồi, hoàn thiện qua quá trình phát
triển để trở nên bền vững; khó bắt chước và khó có khả năng thay thế. Để tổ
chức thực sự mạnh mẽ và bền vững, cần ĐÁNH CƯỢC TƯƠNG LAI VÀO VIỆC XÂY DỰNG VÀ
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỐT LÕI.
4 đặc trưng
của năng lực cốt lõi là:
- Sự hiếm có khó tìm hay là sự độc đáo
- Tính bền vững
- Khó thay thế và khó bắt chước
- Có khả năng trở thành lợi thế cạnh tranh
Năng lực cốt lõi có thể là thế mạnh vượt trội trong hoạt động
sản xuất; cũng có thể đến từ việc kiểm soát kênh phân phối; từ chiến lược bán
hàng, hoặc từ đội ngũ nhân sự. Tuy nhiên, nếu chỉ có một năng lực cốt lõi, thì
cũng giống như người què cụt, doanh nghiệp không thể vững mạnh.
Tương tự,
nếu sinh ra bạn đã có “lợi thế trời cho” là sắc đẹp, thể hình bắt mắt, nhưng
không liên tục rèn luyện, gìn giữ và đổi mới, thì những “lợi thế” đó cũng chỉ
là ưu thế trước mắt mà thôi. Một cô hoa hậu, đẹp đến mấy mà không có những điểm
“thu hút chết người” khác nữa, rồi cũng sẽ bị đánh giá là “bình hoa di động”.
Đứng trên góc độ nghiên cứu chiến lược thương hiệu; phạm trù
năng lực cốt lõi cho doanh nghiệp một bộ công cụ cực kỳ quan trọng trong việc
xây dựng USP – Điểm độc đáo duy nhất, quyết định khả năng thành bại của thương
hiệu.
Năng lực
cốt lõi, xuất phát từ khả năng thực có của doanh nghiệp; so sánh với đối thủ để
tạo nên một thứ năng lực độc đáo, mạnh mẽ, được trau dồi qua nhiều năm, sẽ
chính là USP mạnh nhất. Đối thủ có thể bắt chước một kế hoạch khác biệt, nhưng
không thể bắt chước hay sao chép năng lực của một tổ chức.
XÂY DỰNG
SẢN PHẨM CỐT LÕI
Sau khi đã
tìm thấy và xác định năng lực cốt lõi của tổ chức; cần biến nó trở thành lợi
thế cạnh tranh và có thể xây dựng các sản phẩm lõi mới tương ứng với các năng
lực lõi mới.
Ví như cá
nhân Vân có năng lực cốt lõi (chưa được sử dụng để trở thành lợi thế cạnh
tranh) là Một người mẹ hiện đại; nếu chọn năng lực này và đưa vào mô hình kinh
doanh hiện tại (tư vấn thương hiệu ) thì Vân có thể xây dựng một sản phẩm cốt
lõi là khóa học/ gói sp xây dựng thương hiệu cá nhân cho các bà mẹ muốn có
thương hiệu cá nhân nổi tiếng hoặc khóa học "Làm mẹ Nổi tiếng" cho
những "Lady showbit".
Câu chuyên
Toyota xây dựng Lexus chính là môt trong những câu chuyện điển hình cho việc
“trau dồi năng lực cốt lõi”. Chất lượng vốn không phải là USP của riêng thương
hiệu Toyota hay bất kỳ thương hiệu nào, thậm chí nó đã chuyển thành “điểm tương
đồng” giữa các thương hiệu xe hơi. Để Lexus thực sự trở thành “chiếc xe được ca
ngợi”, Lexus vẫn tập trung vào Chất lượng, nhưng là chiến lươc Chất lượng hoàn
hảo với quy trình nghiêm ngặt để bất kỳ khách hàng nào cũng được trải nghiệm
một sản phẩm vượt mức mong đợi (có thể xem thêm chi tiết về Cam kết hoàn hảo
của Lexus trên website của Toyota).
Hãy ngay
lập tức nghiên cứu xem doanh nghiệp của bạn có năng lực cốt lõi ở đâu và liệu
năng lực đó có thực sự bền vững, khác biệt so với đối thủ hay không. Nếu chả
khác biệt gì, thì hoặc là phải nâng cấp, hoặc vứt quách nó đi.
Đây cũng là
câu trả lời cho vấn đề: làm thế nào để một doanh nghiệp startup nhỏ, siêu nhỏ
có thể tồn tại và phát triển trong cạnh tranh.
Đặng Thanh Vân - Chuyên
gia tư vấn Chiến lược thương hiệu Thanhs
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét