Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017
75 ngàn USD thành 100 triệu USD sau 10 năm
Ông Nguyễn Thanh Mỹ, Sáng lập
viên chủ tịch HĐQT Mỹ Lan Group đã huy động được 12 triệu USD từ quỹ Jaccar chỉ
sau một bài báo. Lúc đó, ông Mỹ chưa từng đến văn phòng Jaccar và Jaccar chưa
đến thăm nhà máy lần nào.
Mỹ Lan Group là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên và là công
ty thứ 12 trên thế giới sản xuất vật liệu quang điện tử, có doanh thu hàng năm
hơn 20 triệu USD.
Đến Trà Vinh hỏi về Mỹ Lan sẽ được nghe kể nhiều về công
ty của Việt Kiều tóc bạc, sản xuất sản phẩm công nghệ cao, có cách đối xử với
nhân viên rất lạ như xây phòng xông hơi, quán cà phê, cắt tóc,...
“Năm 2004 tôi về Việt
Nam với giấy thông hành của bà xã và 75 ngàn USD..” – ông Nguyễn Thanh Mỹ, Sáng
lập viên chủ tịch HĐQT Mỹ Lan Group đã bắt đầu câu chuyện với phóng viên của
NDH như vậy bên lề Gateway to Vietnam.
Xin chào ông ! Tôi rất ấn tượng với thành tựu
của Mỹ Lan Group. Được biết Mỹ Lan Group là công ty thứ 12 trên thế giới sản
xuất vật liệu quang điện tử và sở hữu nhiều bằng sáng chế về bản in offset. Ông
có thể chia sẻ về quá trình hình thành của Mỹ Lan Group không?
Năm 2004 tôi quyết định về Việt Nam đầu tư mở nhà máy. Lúc
đó, tôi chỉ có 75 ngàn USD và giấy thông hành của bà xã. Với tôi để có giấy
thông hành này là khó khăn lớn nhất (cười). Vì thuyết phục gia đình, vợ con tin
tưởng cho mình về Việt Nam đầu tư rất khó. May mắn tôi đã được ủng hộ.
Năm 2004 tôi khởi công xây dựng công ty hóa chất Mỹ Lan và
đến 2006 đi vào hoạt động. NĂm 2007 đầu tư công ty vật tư ngành in đến 2009 bắt
đầu vận hành.
Đến 2010 xây dựng Mỹ Lan quang điện tử và đi vào hoạt động
từ 2014. Đến thời điểm hiện tại, Mỹ Lan Group được định giá khoảng 100 triệu
USD. Hiện Mỹ Lan Group có 2 cổ đông là tôi sở hữu 70% và Jaccar chiếm 30% vốn.
Được biết, trước khi về Việt Nam ông đã có 1
doanh nghiệp tại Canada hoạt động tốt. Lý do gì ông về Việt Nam đầu tư và lựa
chọn Trà Vinh chứ không phải Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hay Bình Dương, Đồng Nai.
Những địa phương đó điều kiện chắc tốt hơn?
Thứ nhất, về Việt Nam đầu tư mở xưởng là ước mơ từ lâu của
tôi. Xuất thân tôi trong gia đình nghèo, vì nhiều lý do phải xa quê hương. Tôi
nghĩ chúng ta bị nghèo vì không có cơ hội vươn lên thoát nghèo. Phải ra đi,
sang Canada, Hoa Kỳ tôi có cuộc sống tốt hơn vì ở đó có nhiều cơ hội. Tôi muốn
đem cơ hội đến cho các thanh niên trẻ có cơ hội được sống tốt hơn.
Việc lựa chọn Trà Vinh thì đơn giản đó là nơi tôi sinh ra.
Khi tôi về Việt Nam đầu tư, Trà Vinh là một trong 3 tỉnh nghèo nhất nước. Mặc
dù vị trí thuận lợi, giữa sông Tiền và sông Hậu có 65 km bờ biển ít khi bị bão
lũ nhưng vẫn nghèo do chưa được khai phá. Đó là cơ hội cho mình
Có người hỏi tôi đâu là chỗ khó khăn nhất? Tôi nghĩ đó là
Mahattan của New York. Ở đó có mọi thứ, thuận tiện thì họ đâu cần mình. Ở Trà
Vinh, lúc đó cái gì cũng thiếu, cũng khó khăn với tôi là chỗ dễ nhất.
Nói là như vậy nhưng chắc chắn đầu tư vào Trà
Vinh những ngày đó rất khó khăn với ông. Đơn cử như vấn đề nhân lực cho công
ty. Ông đã vượt qua như thế nào?
Theo tôi ở Việt Nam đầu tư ở đâu cũng khó, không khó cái
này thì khó cái khác (cười).
Để giải quyết vấn đề nhân sự tôi đã phối hợp cùng đại học
Trà Vinh lập khoa Khoa học ứng dụng do tôi làm trưởng khoa, đứng lớp giảng dạy.
Bên cạnh đó, công ty thiết lập một chương trình vừa học vừa làm cho các cháu
sinh viên.
Đi làm thực tập 4 tháng, lượng 2 triệu đồng/tháng, các chi
phí khác công ty trả. Điều này tạo cho các cháu sinh viên thái độ tự tin về
việc tự đi làm trả học phí. Sau này, Chính phủ Canada đã viện trợ chương trình
tương tự nhiều triệu USD cho các trường đại học.
Quan điểm của tôi, muốn có nhân lực thì phải tự đào tạo
giảng dạy bằng hiểu biết, kiến thức của mình. Một số nhà đầu tư nước ngoài,
Việt kiều về đầu tư đòi hỏi phải có nhân lực giỏi ngày thì rất khó. Muốn có thì
phải làm, phải đầu tư và người thành công là không bỏ cuộc. Có 2 kiểu đầu tư là
người đi đầu (pioneer) và người đi theo (follower). Tôi là tuýp nhà đầut tư đi
đầu.
Tôi tâm đắc với câu danh ngôn: Người thành công là người
không bỏ cuộc, người bỏ cuộc thì không bao giờ thành công.
Sự thành công của Mỹ Lan đến hiện tại gắn liền
với tên tuổi của ông cùng hàng trăm bằng sáng chế. Vậy ngày đầu về Việt Nam đầu
tư, ông có nghĩ mình sẽ biến 75 ngàn USD đó thành 100 triệu USD sau 10 năm?
Tôi tin mình thành công vì luôn tính toán rất kỹ trước mỗi
quyết định. Thực tế số lần thành công của tôi nhiều hơn chưa thành công (cười).
Tôi không muốn dùng từ thất bại.
Tôi nhìn mọi vấn đề tích cực, không đổ thừa cho hoàn cảnh,
do số phận về sự chưa thành công của mình. Có chăng do mình chưa đủ giỏi, đủ
quyết tâm, kiên nhẫn để thành công
Ngày trước ngày đầu tiên quen vợ, khi đó tôi mới chỉ làm
bồi bàn và vợ tôi cũng mới sang đi làm bồi bàn có hỏi tôi ước mơ là gì? Tôi đã
trả lời: Ước mơ của anh là anh trở về quê xây cất nhà, xưởng, trường học cho
tụi trẻ. Vợ tôi bảo rằng: Anh đang làm bồi bàn đó. Tôi có bảo: Làm bồi chả lẽ
không được ước mơ.
Tuy nhiên, kết quả bây giờ đạt được nhanh hơn tôi dự tính
bởi tôi may mắn có được đối tác rất tốt là Jaccar.
Ông có thể chia sẻ cơ duyên để Mỹ Lan Group
hợp tác với Jaccar vào năm 2010?
Cũng rất tình cờ. Anh Hiệp là giám đốc đầu tư của Vietnam
Century Fund thuộc Jaccar khi đó đã đọc 1 bài báo viết về Mỹ Lan ấn tượng với
công ty ở Việt Nam được xây dựng có môi trường làm việc, công nghệ,...khác
doanh nghiệp khác. Anh Hiệp đã chủ động liên hệ với tôi và hỏi tôi có cần vốn
đầu tư không. Tôi trả lời là có và sẵn sàng bán 30% cổ phần.
Cuộc gặp gỡ giữa chúng tôi diễn ra trong quán cà phê và
tôi cũng chưa bao giờ đến văn phòng anh Hiệp hay anh Hiệp cũng chưa hề xuống
nhà máy.
Đến khi 2 bên thống nhất giá là 12 triệu USD thì anh Hiệp
mới mời tôi qua văn phòng. Đó là lần đầu tiên tôi đến văn phòng của anh tài Sài
Gòn và cũng từ đó chúng tôi là đối tác tốt nhưng cũng là những người bạn thân
thiết của nhau.
Ngày đầu về Việt Nam đầu tư, ông có nghĩ Mỹ
Lan sẽ lớn đến như bây giờ, được định giá 100 triệu USD? Nếu không có Jaccar
thì liệu Mỹ Lan có lớn được đến vậy?
Tôi nghĩ đó là cơ duyên giúp Mỹ Lan phát triển nhanh hơn
còn con đường đi của Mỹ Lan tôi đã vạch ra từ ngày đầu về Việt Nam. Tôi nghĩ Mỹ
Lan còn có thể phát triển hơn nữa, có thể lên 500 triệu USD sau 6-7 năm nữa.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét