Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017
Cách người Do Thái dạy con
Người Do Thái chỉ chiếm 0,2% dân số nhưng số
người giành được giải Nobel lại chiếm tới 20% tổng số giải thưởng toàn thế
giới. Người Do Thái đã có những đóng góp lớn cho thành tựu của nhân loại và
những bài học của họ luôn đáng để chúng ta học hỏi.
Từ 3 tuổi trẻ em đã được dạy về
tiền
Có thể bạn không biết, người Do Thái bắt đầu
áp dụng các bài học quản lý tài sản gia đình từ khi trẻ ba hoặc bốn tuổi, đó
dường như đã thành thông lệ của cả dân tộc.
3 tuổi: Phân biệt tiền giấy và
tiền kim loại, nhận biết mệnh giá.
4 tuổi: Biết không thể mua hết
các mặt hàng, vì thế cần phải lựa chọn.
5 tuổi: Hiểu rõ tiền là thù lao
lao động, nên phải chi tiêu hợp lý.
6 tuổi: Có thể đếm được những
số tiền lớn, bắt đầu học tích lũy tiền, bồi dưỡng ý thức quản lý tài sản.
7 tuổi: So sánh lượng tiền của
mình với giá cả hàng hóa, xác nhận bản thân có khả năng mua hàng hay không.
8 tuổi: Biết mở tài khoản tiền
gửi tại ngân hàng, nghĩ cách kiếm tiền tiêu vặt.
9 tuổi: Lập kế hoạch chi tiêu,
biết mặc cả giá với cửa hàng, biết giao dịch mua bán.
10 tuổi: Biết tiết kiệm tiền
trong sinh hoạt thường ngày để sử dụng vào những khoản chi lớn hơn như mua giày
trượt băng, ván trượt…
11 tuổi: Học cách nhận biết
quảng cáo và có quan niệm về giảm giá, ưu đãi.
12 tuổi: Biết quý trọng đồng
tiền, biết tiền không dễ kiếm được, có quan niệm tiết kiệm.
Từ 12 tuổi trở lên: Hoàn toàn
có thể tham gia các hoạt động quản lý tài sản cùng với những người trưởng thành
trong xã hội.
Khi con cái bước vào năm cuối cấp 1, phụ
huynh Do Thái sẽ mở cho chúng một tài khoản ngân hàng độc lập, gửi vào đó một
khoản tiền, con số có thể coi là tiền lương một tháng cha mẹ thanh toán cho
trẻ. Họ sốt sắng mở tài khoản cho con không phải để con thả sức tiêu tiền, cũng
không phải họ quá nuông chiều con hay đỡ phải phát tiền một lần cho con, mà mục
tiêu lớn hơn là quản lý tài sản.
Mỗi khi con cái sử dụng tiền không thỏa đáng,
phụ huynh sẽ không dễ dàng bỏ qua cho chúng. Họ giải thích cho trẻ hiểu, nếu
sắp tới con muốn có được thứ giá trị hơn, thì bắt buộc lúc này con chỉ được mua
một vài thứ ít tiền. Có như vậy, trẻ mới có thể biết được hậu quả nghiêm trọng
của việc chi tiêu qua đà, biết chịu trách nhiệm trước hành động chi tiêu của
mình.
5 giai đoạn trong phương pháp
giáo dục quản lý tài sản
Giai đoạn thứ nhất: Nhận biết
tiền
Ngay khi trẻ bắt đầu tập nói, cha mẹ người Do
Thái đã dạy con cách phân biệt tiền, dạy chúng hiểu tiền có thể mua những thứ
chúng muốn và quan trọng hơn là tiền từ đâu mà có.
Giai đoạn thứ hai: Kỹ năng cầm
tiền
Nhiều cha mẹ không cho con cái mình quản lý
tiền tiêu vặt, trong khi đó cha mẹ người Do Thái lại cho rằng, không cho con
cầm tiền khiến chúng chỉ biết dựa dẫm vào gia đình.
Khi con được khoảng 8 – 10 tuổi, cha mẹ Do
Thái sẽ lập cho con một tài khoản riêng với một số tiền nhất định, hướng dẫn
con cách chi tiêu và tiết kiệm sao cho thông minh và khoa học. Con cái sẽ biết
chịu trách nhiệm về hành vi chi tiêu của mình.
Giai đoạn thứ ba: Kỹ năng kiếm
tiền
Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng. Cha mẹ
người Do Thái dạy cho con những quy tắc kiếm tiền, quy tắc đầu tư, xoay vòng
vốn. Họ dạy con hiểu được bài học về những đồng tiền do chính công sức mình bỏ
ra mà có được.
Giai đoạn thứ tư: Kỹ năng quản
lý tài chính
Không chỉ dạy con cách kiếm tiền, cha mẹ
người Do Thái còn dạy con tiết kiệm tiền ra sao, chi tiêu đúng mức như thế nào.
Họ dạy con cả những quy cách ngân hàng, những mẹo đầu tư thông minh.
Giai đoạn thứ năm: Ý nghĩa đằng
sau việc quản lý tài chính
Người Do Thái dạy cho con cách quản lý tài
sản không phải để biến chúng thành những cái máy kiếm tiền rồi tiêu tiền, mà là
để giúp chúng có cuộc sống tốt đẹp hơn, biết trân trọng đồng tiền và sức lao
động.
Quản lý tiền bạc bằng 5 chiếc lọ
Để dạy con quản lý tiền bạc khôn ngoan, cha
mẹ người Do Thái sẽ sử dụng 5 chiếc lọ, mỗi lọ đều được dán nhãn cẩn thận với 5
tên tương ứng: chi tiêu hàng ngày, từ thiện, tiết kiệm, đầu
tư và đóng thuế.
Mỗi lần được cha mẹ cho 10 đồng Shekel (tiền
Israel), trẻ sẽ được dạy bỏ vào mỗi lọ từ thiện, tiết kiệm và đóng thuế 1 đồng,
2 đồng vào lọ đầu tư và 5 đồng vào lọ chi tiêu hàng ngày.
Sau đó, lọ từ thiện để giúp đỡ người khác sẽ
được mở vào cuối tuần. Lọ đóng thuế sẽ được mở vào cuối tháng. Lọ tiết kiệm chỉ
được mở vào những dịp đặc biệt như khi gia đình gặp khó khăn hoặc có người bị
ốm. Lọ đầu tư chỉ được mở khi nó đã đầy.
Con cái sẽ có quyền tự quyết định chi tiêu.
Ngay cả khi chúng mắc sai lầm, cha mẹ cũng không can thiệp để mắng mỏ hay giúp
đỡ. Trẻ sẽ tự học hỏi sau những thất bại. Bằng cách này, chúng sẽ sáng tạo hơn
trong quá trình ra quyết định và chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
Nghiên cứu đã chỉ ra, quản lý tiền bạc là một
trong những việc khó khăn nhất của cuộc sống. Khi đã biết cách quản lý tiền bạc
đúng đắn, tất cả những việc khác trong cuộc sống sẽ dễ dàng giải quyết hơn. Đó
là lý do vì sao trẻ em Do Thái phát triển thành công hơn và có sự hài lòng hơn
với cuộc sống. Tỷ lệ ly dị trong gia đình người Do Thái sống ở Mỹ thấp hơn 90%
so với những gia đình người Mỹ khác. Trong khi hầu hết chúng ta đều đang vật
lộn với nợ nần, thì người Do Thái vẫn hài lòng với tài chính và công việc kinh
doanh của họ.
Nguyễn Nguyễn
Theo Nhịp sống kinh
tế/Tổng hợp
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét