Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017
Giá trị của tài sản trí tuệ
Một điểm cực kỳ quan trọng của việc bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ là nó biến những tài sản vô hình thành các quyền sở hữu độc quyền, dù chỉ
trong một thời hạn nhất định.
Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cho phép
doanh nghiệp có được quyền sở hữu đối với các tài sản vô hình và khai thác tối đa tiềm năng của những
tài sản này. Tóm lại, bảo hộ sở hữu
trí tuệ làm cho các tài sản vô hình “trở nên hữu hình hơn” bằng cách biến các
tài sản đó thành tài sản độc quyền có giá
trị mà có thể trao đổi trên thị trường.
Nếu các ý tưởng đổi mới, kiểu dáng
sáng tạo và nhãn hiệu có sức hấp dẫn lớn của doanh nghiệp bạn không được bảo hộ pháp lý bằng các quyền
sở hữu trí tuệ thì chúng có
thể bị doanh nghiệp khác sử dụng một cách hợp pháp và miễn phí. Tuy nhiên, khi được bảo hộ bởi các quyền sở hữu trí
tuệ, chúng sẽ mang lại những giá trị cụ thể cho doanh nghiệp vì các đối tượng này đã trở thành các quyền
tài sản - do đó, không thể bị thương
mại hóa hoặc sử dụng mà không có sự cho phép của bạn.
Ngày càng có nhiều nhà đầu tư, nhà môi
giới chứng khoán, nhà tư vấn tài chính hiểu rõ thực trạng này và bắt đầu định giá cao cho các tài sản
trí tuệ. Các doanh nghiệp trên toàn
thế giới cũng ngày càng nhận thức được giá trị của tài sản trí tuệ, và đôi khi
còn đưa loại tài sản này vào trong bảng
cân đối kế toán của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã bắt đầu thực hiện
các cuộc kiểm toán công nghệ
và sở hữu trí tuệ thường xuyên. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp nhận thấy rằng trên thực tế tài sản trí tuệ có
giá trị lớn hơn rất nhiều so với tài sản vật chất. Điều này thường xảy ra với các doanh nghiệp
hoạt động trong các lĩnh vực có tính sáng tạo và trí tuệ cao hoặc các doanh nghiệp có thương hiệu nổi
tiếng.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét