Home
» Sở hữu trí tuệ
» Sở hữu trí tuệ có thể nâng cao giá trị thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ như thế nào?
Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017
Sở hữu trí tuệ có thể nâng cao giá trị thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ như thế nào?
Giá trị của sở hữu trí tuệ thường
không được đánh giá đầy đủ và tiềm năng của sở hữu trí tuệ trong việc tạo ra những cơ hội
mang lại lợi ích trong tương lai dường như cũng chưa được các doanh nghiệp nhận thức đúng mức. Tuy vậy,
khi quyền sở hữu trí tuệ được
bảo hộ pháp lý và trên thị trường có nhu cầu về các loại sản phẩm và/hoặc dịch vụ được bảo hộ sở hữu trí tuệ thì khi đó
sở hữu trí tuệ sẽ trở thành một tài sản kinh doanh có giá trị.
1. Sở hữu trí tuệ có thể tạo ra thu nhập
cho doanh nghiệp của bạn thông qua chuyển giao
quyền sử dụng, bán hoặc thương mại hóa sản phẩm hoặc dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà những sản phẩm,
dịch vụ đó có thể nâng cao thị phần hoặc biên
độ lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2. Sở hữu trí tuệ có thể nâng cao giá
trị doanh nghiệp của bạn trong mắt của nhà đầu tư hoặc các tổ chức tài chính.
3. Đối với việc bán, sáp nhập hoặc mua
lại, tài sản trí tuệ có thể nâng cao đáng kể giá trị của doanh nghiệp và đôi khi đó chính là tài sản quan
trọng và có giá trị nhất.
Do vậy, việc sử dụng các tài sản trí
tuệ một cách có chiến lược sẽ nâng cao đáng kể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần
phải bảo đảm rằng họ sẵn
sàng giải quyết những thách thức và áp dụng các biện pháp nhằm khai thác tài sản trí tuệ của họ và bảo hộ những tài sản
đó ở bất cứ đâu có thể. Giống như tài sản hữu hình, tài sản trí tuệ phải có được, duy trì, kiểm toán, định
giá, kiểm soát một cách chặt chẽ
và quản lý một cách cẩn thận để khai thác giá trị của chúng một cách đầy đủ.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện việc này
thì trước tiên doanh nghiệp vừa và nhỏ phải nhận thức được giá trị của sở hữu trí tuệ và coi đó là một tài
sản kinh doanh có giá trị.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét