Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017
Sự ổn định
Người thân, bạn bè lúc nào cũng nói về ổn định,
nào là đi làm, cưới rồi sinh con… Thế nhưng cho dù đã ổn định rồi, có mấy ai
thoả mãn với sự ổn định đó?
Ổn định, hai chữ mà ai cũng cảm thấy quen thuộc,
từ bố mẹ, người thân đến bạn bè cũng thường nhắc đến từ đó với chúng ta. Ngay
cả khi chúng ta tìm công việc hay lập gia đình cũng gắn liền với hai chữ ổn
định.
Trên thực tế, ổn định là đúng, sai ở ổn định
trong nhận thức mỗi người, đó mới thực chất không phải là sự ổn định.
Mỗi người đều mong muốn mình ổn định, mạo hiểm
cũng chính là một cách theo đuổi mức độ cao hơn của sự ổn định. Thế nào là mạo
hiểm? từ bỏ làm một viên chức nhà nước để khởi nghiệp cũng được gọi là mạo
hiểm, thế nhưng lập công ty cũng cần theo đuổi mỗi năm đều có lợi nhuận ổn định,
chứ không phải lúc được lúc lỗ; lợi nhuận tốt nhất là tăng trưởng đều, ổn định
chứ không phải lúc lên lúc xuống, đồng thời trên cơ sở đó thúc đẩy nhân viên
tiến bộ chứ không phải đến rồi lại bỏ đi, mỗi năm đóng thuế cho nhà nước ổn
định chứ không phải lúc có lúc không. Tất cả những thứ đó cũng chính là mục
đích của sự mạo hiểm, theo đuổi sự ổn định cao nhất, biến lợi nhuận ổn định từ
vài tỷ thành lợi nhuận ổn định vài chục tỷ mỗi tháng.
Tại sao chúng ta luôn mong muốn ổn định?
Đơn giản bởi vì bất kỳ sự vật sự việc nào cũng
cần phải duy trì một trạng thái hoặc chuyển động thẳng hoặc đứng yên, cho đến
khi có một tác động ngoại lực lên chúng khiến chúng thay đổi trạng thái ban
đầu. Không ai muốn mình bữa no bữa đói, lĩnh lương cố định cả đời, nếu bạn có ở
tình trạng này thì một là bạn không còn cách nào khác hoặc bạn đang ấp ủ một dự
định ổn định cao hơn nữa.
Con người đôi khi vì nhận thức hạn chế nên có
những phán đoán mang tính chất lý tính cao hơn, những lúc như vậy con người
thường hướng tới những sự lựa chọn khiến cho mình cảm thấy “ thỏa mãn”. Hay nói
theo một cách khác nghĩa là khi môi trường đó đã thỏa mãn được cho con người,
người ta đa phần sẽ không đi tìm kiếm một môi trường khác, dù nó có tốt hơn đi
chăng nữa.
Công việc của công chức nhà nước
cũng vậy, rất dễ thỏa mãn như cầu sống cơ bản của một người bình thường, vì thế
rất nhiều người cũng không muốn tìm cho mình một môi trường khác “tốt hơn”. Và
con người cũng vì đủ thứ hạn chế khác nhau, nên hầu hết họ đều theo đuổi sự
“thỏa mãn” chứ không phải sự “tốt hơn”.
Vậy đôi khi tại sao chúng ta cảm thấy mơ màng?
thực chất chúng ta không phải mơ màng về sự ổn định, mà là không có tư duy độc
lập, không phải chỉ riêng ai mà hầu hết mọi người đều đang như vậy.
Chúng ta mơ màng vì từ nhỏ đến lớn, từ lúc đi
học đến lúc đi làm đều do người thân sắp đặt mà chưa từng nghĩ đến nó có ý
nghĩa thế nào với cuộc đời chúng ta, tại sao chúng ta cần như vậy, và thực tế
chúng ta mong muốn gì?
Chúng ta mơ màng vì trong tiềm thức chúng ta từ
chối sự thay đổi mà không bao giờ nghĩ đến chúng ta nên hay không nên thay đổi,
nó có lợi hay hại cho chúng ta.
Chúng ta mơ màng vì cuộc sống của mình đang giao
cho người khác mà lại tự nhận thấy rằng mình đã “ổn định” rồi.
Chúng ta mơ màng vì đôi khi chúng ta đã từng
nghĩ đến tất cả điều này nhưng phát hiện ra rằng mọi người xung quanh họ chưa
bao giờ nghĩ về nó, do đó tạo thành một rào cản khiến cho suy nghĩ của chúng ta
trở thành vô ích, thậm chí còn bị chỉ trích, càng làm cho chúng ta cảm thấy bất
lực hơn.
Chính vì vậy, tư duy độc lập không phải chỉ nghĩ
tới là sẽ làm được ngay, khách quan mà nói, tư duy độc lập cần được kiến lập
trên tầm nhìn, kinh nghiệm và học thức. Không có tư duy độc lập tương đương với
không có năng lực, vì thế khi muốn mình thật sự ổn định, ta cần phải trở thành
người có tư duy độc lập. Vậy làm thế nào để trở thành người có tư duy độc lập?
trước hết bạn cần phải nâng cao tầm nhìn của mình, tích lũy nhiều kinh nghiệm
sống, và nâng cao học thức bản thân.
Hằng Phương
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét