Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017
Bí kíp nâng cấp văn hóa doanh nghiệp
Đối với những nhà sáng
lập các công ty, các doanh nghiệp, việc bắt đầu hoạt động kinh doanh không chỉ
để xây dựng, phát triển công ty mà còn để giải quyết môt vấn đề, đáp ứng một
nhu cầu thiết thực trong cuộc sống. Hiển nhiên, ngoài các mục đích nêu trên, mục
tiêu chính của bất kì doanh nghiệp nào chính là sự phát triển bền vững và lâu
dài mà trong đó, nhân tố con người đóng vai trò rất quan trọng.
Những con người tuyệt
vời cùng nền văn hoá doanh nghiệp tiến bộ khi được liên kết chật chẽ với nhau
sẽ giúp các tổ chức hoạt động tốt hơn. Thấu hiểu tầm quan trọng của việc xây
dựng văn hóa doanh nghiệp, sau đây là 5 bí kíp giúp xây dựng và
“nâng cấp” văn hoá doanh nghiệp:
1.
Bắt đầu với mục đích
Bạn cần phải bắt đầu
bằng cách thấu hiểu các câu hỏi "tại sao" của bạn. Doanh nghiệp của
bạn đang phục vụ những gì? Sứ mệnh và tầm nhìn của công ty bạn là như thế nào?
Các công ty có mục đích rõ ràng thường là những công ty có xu hướng được yêu
thích nhất vì giúp cho khách hàng/ đối tác cảm nhận được sự khác biệt so với
các công ty khác. Chính vì lẽ đó, một tầm nhìn rõ ràng sẽ giúp xây dựng nền văn
hóa vững chắc cho doanh nghiệp.
2. Xác định ngôn
ngữ phổ biến, giá trị và những tiêu chuẩn
Văn hóa doanh nghiệp
hoàn hảo cần một ngôn ngữ chung cho phép mọi người hiểu nhau, kế đó là giá trị
- là những nguyên tắc của công ty, và cuối cùng là một bộ tiêu chuẩn chung,
theo đó một doanh nghiệp sẽ đo lường mức độ mà họ đang duy trì các nguyên tắc
đó. Chỉ khi bạn có ngôn ngữ chung, các giá trị chung và các tiêu chuẩn chung, bạn
mới có thể sở hữu một nền văn hoá gắn kết.
3. Lãnh đạo bằng
ví dụ cụ thể
Các nhà lãnh đạo phải
phản ánh các giá trị và tiêu chuẩn của công ty. Họ phải là những đại diện mạnh
nhất về văn hoá và sứ mệnh của công ty, không chỉ thông qua bút tích hay lời tuyên
bố sứ mệnh. Đó cũng là cách để truyền cảm hứng cho các nhân viên trong doanh
nghiệp, giúp họ nhận thức sâu sắc về nền văn hóa của doanh nghiệp đó.
4. Nắm lấy những
đại sứ văn hoá tiêu biểu của bạn
Đây là những người yêu
công ty và mục đích cốt lõi của nó. Họ có thể là những người làm tại cửa hàng,
là trợ lý, một nhà phân tích, là nhân viên dịch vụ khách hàng, hoặc một quản lý
cấp trung. Khi họ nói với bạn bè và gia đình về nơi họ làm việc, họ không chỉ
nói về nơi làm việc mà là kể một câu chuyện với tiếng nói phát ra từ trái tim.
Bạn đã khen thưởng họ và cảm ơn họ hay chưa? Chính những nhân tố như thế này sẽ
góp phần giúp bạn lan truyền nền văn hóa doanh nghiệp đặc sắc của công ty mình.
5.
Hãy tham lam với nguồn nhân lực của mình, nhưng sau đó hãy đỗi đãi họ đúng mực
Trong quá trình tuyển
dụng, hãy dành nhiều thời gian hơn để kiểm tra tính cách hơn là kiểm tra kỹ
năng. Các kỹ năng có thể được học tập, trau dồi và nâng cao trong quá trình làm
việc, nhưng rất khó để nuôi dưỡng thái độ và tính cách. Sự thỏa hiệp về tài năng
là đủ tốt nhưng song song đó tính cách cũng chiếm phần quan trọng, đặc biệt là
với những vị trí quản lý, các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Một khi bạn
đã thuê đúng người, hãy đối xử tốt với họ bằng các chính sách tốt nhất để giúp
họ phát triển.
Nếu bạn đã có sẵn trong
tay nền văn hóa doanh nghiệp tốt nhất, hãy làm tất cả mọi thứ bạn có thể để bảo
vệ và “nâng cấp” nó. Nếu bạn làm được điều đó, bạn có thể có cơ hội không chỉ
phát triển kinh doanh thành công, mà còn xây dựng một doanh nghiệp sẽ tồn tại
bền vững và lâu dài.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét