Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017
Bí kíp giúp các doanh nghiệp nhỏ thành công
Hiện nay, ngày càng có nhiều
doanh nghiệp mới thành lập. Một số thành công nhưng cũng có không ít đã thất
bại dù họ có trong tay nguồn lực dồi dào.
Liệu doanh nghiệp của bạn sẽ phồn thịnh hay chịu
chung số phận với hàng ngàn doanh nghiệp thất bại khác? Với những yếu tố dưới
đây, hi vọng các sếp luôn kiên trì và thành công cùng doanh nghiệp của mình.
Tìm kiếm thị trường phù
hợp
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, tốt nhất là nên tìm một chỗ đứng
thích hợp cho mình vì bạn chỉ có một nguồn lực nhất định để thỏa mãn ngách thị
trường nhỏ bé đó. Bạn có thể nhận thấy rằng không thể làm tốt được tất cả mọi
việc,vì thế, hãy tập trung vào những gì mình có khả năng nhất và trở thành
chuyên gia về lĩnh vực đó. Bằng cách tập trung vào một ngách thị trường hẹp,
bạn có thể tránh được sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ lớn. Chẳng hạn, nếu
bạn là một nhà kinh doanh thiết bị nhà cửa và bạn muốn bán mọi thứ, từ sơn đến
gỗ thì một nhà bán lẻ cỡ lớn như Home Depot có thể nắm trọn đầu ra của bạn. Tuy
nhiên, nếu bạn thu hẹp lĩnh vực kinh doanh của mình lại, ví dụ như chỉ cung cấp
nguyên liệu để làm cổng vòm và sàn nhà thì bạn có thể trở thành người dẫn đầu
trong phân đoạn thị trường này.
Gạt bỏ
suy nghĩ doanh nghiệp nhỏ là kém lợi thế
Khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh, không ít doanh nghiệp nhỏ băn
khoăn: Nếu mình chỉ là một doanh nghiệp nhỏ, làm sao mình có thể cạnh tranh
được với các đối thủ lớn?
Nhưng sự thật là doanh nghiệp nhỏ có rất nhiều lợi thế so với
các doanh nghiệp lớn, như sự linh hoạt, khả năng phản ứng nhanh nhạy với thị
trường, và khả năng cung cấp các dịch vụ mang tính cá nhân. Hãy cố gắng tận
dụng tối đa các lợi thế của doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực của mình.
Tạo sự
khác biệt cho sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn cung cấp
Hãy làm cho khách hàng thấy được những ưu việt của sản phẩm mà
bạn cung cấp, nhấn mạnh những ưu việt này trong việc đáp ứng nhu cầu của họ.
Hãy học hỏi, nhưng đừng bao giờ bắt chước y hệt một sản phẩm nào trên thị
trường. Hãy tạo cho mình một sản phẩm hoàn toàn độc đáo.
Tạo ấn tượng tốt ngay từ ban đầu đối với khách hàng
Ngay trong lần đầu tiên khi tiếp xúc với khách hàng, bạn hãy cố
gắng tạo được ấn tượng tốt nhờ sự chính xác và chất lượng công việc. Hãy nhớ
rằng bạn không bao giờ có lần thứ hai để làm lại. Để tạo ấn tượng tốt, cần phải
quan tâm đến những điều nhỏ nhặt nhất, như cửa hàng bày biện đẹp mắt, nhân viên
lịch sự nhã nhặn, giọng nói dễ nghe qua điện thoại… Ngoài ra, nếu bạn đang làm việc
cho công ty của riêng mình, nên nhớ rằng bạn là trung tâm của doanh nghiệp ,
hãy cố gắng nhiều hơn. Bất cứ người nào bạn tiếp xúc đều có thể là khách hàng
hoặc người ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng của người khác, hãy gây ấn
tượng tốt với họ bằng cách thức kinh doanh của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn
ăn mặc lịch sự, làm việc khoa học và am hiểu lĩnh vực kinh doanh của mình.
Gây
dựng và tạo danh tiếng
Luôn lưu ý rằng, sự tồn tại của doanh nghiệp bạn phụ thuộc vào
danh tiếng mà bạn gây dựng được. Điều tối quan trọng là bạn tạo dựng được uy
tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ kèm theo. Thành công được đảm bảo bởi hai
nhân tố: Chất lượng sản phẩm tốt và dịch vụ ưu việt. Hãy luôn chú ý đến chất
lượng. Nếu bạn là một nhà cố vấn luật, hãy cố gắng đảm bảo số tiền hoàn thuế
cho khách hàng của bạn là chính xác.
Luôn
luôn cải tiến
Các doanh nghiệp không nên có lối suy nghĩ cứng nhắc mà phải
luôn luôn đổi mới để có được các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Nếu bạn có kiểu
suy nghĩ đại loại như: đó là cách chúng tôi vẫn thường làm, ngay lập tức bạn sẽ
bị các đối thủ đánh bại. Môi trường kinh doanh ngày nay đòi hỏi các doanh
nghiệp phải liên tục tìm ra các giải pháp mới một cách nhanh nhất.
Lắng
nghe khách hàng của bạn
Hãy lắng nghe và phản ứng lại các nhu cầu của khách hàng. Bạn
phải làm cho khách hàng cảm thấy họ là những người quan trọng. Khi bạn hướng
hoạt động của mình vào khách hàng và tạo niềm tin cho họ, họ sẽ đáp lại niềm
tin của bạn và trung thành với bạn mãi. Hãy nhớ rằng, cách thức marketing tốt
nhất và tốn ít chi phí nhất là tự khẳng định mình và dành sự quan tâm đến khách
hàng.
Lập kế
hoạch kinh doanh
Một doanh nghiệp nên nhận thức tầm quan trọng của việc lên kế
hoạch. Với một kế hoạch tốt, bạn có thể đạt thành công dễ dàng hơn. Kế hoạch đó
giúp bạn xác định rõ lĩnh vực kinh doanh của mình, dự tính chi phí và doanh
thu, lường tính các rủi ro. Kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn biết được chiến
lược kinh doanh của mình và làm thế nào để đạt được điều đó. Kinh doanh mà
không có kế hoạch giống như đi vào một thành phố xa lạ mà không có bản đồ.
Luôn
cập nhật và ứng dụng các tiến bộ mới nhất về khoa học kĩ thuật
Hãy luôn luôn đổi mới sản phẩm của bạn theo tiến bộ của khoa học
kĩ thuật. Hãy sử dụng tiến bộ của khoa học kĩ thuật như điểm khởi đầu để cải
tiến sản phẩm, qui trình sản xuất và nâng cao danh tiếng của bạn. Cũng cần đổi
mới cả phương thức hoạt động, từ cách định giá, xúc tiến bán hàng, cung cấp
dịch vụ cho khách hàng và phân phối. Hãy luôn chú ý đến những thay đổi và ứng
dụng chúng để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả công việc.
Làm
việc một cách chuyên nghiệp
Là một doanh nhân, bạn cần tự tin và luôn luôn đổi mới tư duy.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các doanh nhân thành đạt là những người biết nhìn xa
trông rộng, biết nhìn nhận thực tế và tìm cách giải quyết vướng mắc và tồn tại.
Họ biết cách sử dụng thời gian của mình hiệu quả, cả khi làm việc và lúc nghỉ
ngơi. Họ thường có khả năng thích ứng nhanh chóng trước những thay đổi không
theo kế hoạch. Và điều quan trọng hơn cả là họ nhận thức được điểm yếu của mình
và tìm cách khắc phục chúng, hoàn thiện các kĩ năng cần thiết để thành công. Họ
hiểu được tầm quan trọng của làm việc khoa học, coi trọng khối lượng công việc
nhưng luôn luôn nhấn mạnh đến hiệu quả và cách thức.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét