Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017
'Công thức' xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Suntory PepsiCo Việt Nam
'Hành động có chủ đích, phát triển vì
mọi điều tốt đẹp'
Sau gần 15 năm gắn bó với
thương hiệu PepsiCo, ông Uday Shankar Sinha nhậm chức Tổng giám đốc Suntory
PepsiCo Việt Nam từ tháng 10/2015. Bảng thành tích của thương hiệu được gắn với
sự điều hành của vị CEO này. Ông đã có những chia sẻ về 'công thức' xây dựng
văn hóa doanh nghiệp của công ty.
Ông Uday Shankar Sinha |
Ngoài
việc lọt vào Top 3 công ty đồ uống uy tín, Suntory PepsiCo còn được ghi nhận là
một trong số các công ty nộp thuế doanh nghiệp lớn nhất cho nhà nước trong năm
2016. Ông có thể chia
sẻ bí quyết nào giúp Suntory PepsiCo đạt được những thành tích trên?
- Để tạo nên một doanh nghiệp uy tín về kết quả kinh doanh và
niềm tin nơi người tiêu dùng, không có gì quan trọng hơn việc xây dựng một nền
móng vững chắc về văn hóa doanh nghiệp cho tất cả người lao động.
Tại Suntory PepsiCo, chúng tôi có thể tự hào về một môi trường
văn hóa công ty đa quốc gia được xây dựng trên hệ thống giá trị bền vững, đa
dạng và hội nhập. Mỗi thành viên đều được hoàn toàn tự do phát biểu một cách
trung thực. Suntory và PepsiCo về một mái nhà chung từ năm 2013, chúng tôi là
một doanh nghiệp đa quốc gia với sự tiếp nhận những điều tốt đẹp nhất từ văn
hóa của Mỹ - Nhật và hoạt động trên đất nước Việt Nam. Thay vì nhìn vào sự khác
biệt chúng tôi luôn hướng tới sự tương đồng giữa hai bên. Văn hóa PepsiCo thể
hiện qua “Hành động có chủ đích”, còn Suntory thì theo đuổi “Phát triển vì mọi
điều tốt đẹp”. Dù thể hiện bằng ngôn ngữ khác nhau nhưng cả Suntory và PepsiCo
đều có tầm nhìn giống nhau. Đó là phấn đấu cho sự tăng trưởng kinh doanh bền
vững và luôn luôn quan tâm giữ gìn và phát triển Môi trường và Con người một
cách bền vững.
Tôi luôn cho rằng một doanh nghiệp thành công không phải dựa
trên máy móc thiết bị hiện đại hay những quy định kiểm soát khắt khe, mà dựa
trên sự cống hiến hết mình của mỗi thành viên. Chúng tôi đã xây dựng một nền
văn hóa doanh nghiệp độc đáo tại Suntory PepsiCo Việt Nam với sự thấm nhuần
tinh thần" Yatte Minahare” (tiếng Anh có nghĩa là “Go for it”). Về nghĩa
thì có thể hiểu là “Chúng ta có thể thất bại nhưng không bao giờ được sợ hãi”.
Bản thân tôi vẫn luôn cố gắng
tìm ra giải pháp win-win giữa công ty và đối tác để đạt được mục tiêu về doanh
số và Suntory PepsiCo vẫn luôn chinh phục, khám phá những thách thức mới trong
kinh doanh để làm hài lòng người tiêu dùng. Chúng tôi luôn nỗ lực tìm ra các
hướng khác nhau để tiếp cận người tiêu dùng. Đừng theo đuổi thành công, hãy để
thành công theo đuổi bạn, bởi thành công chỉ đến với những người can đảm dấn
bước vào những khát vọng lớn.
Bí quyết cá nhân của ông
trong việc điều hành một công ty có môi trường văn hóa rất độc đáo để đảm bảo
sự hợp tác hài hòa giữa các nhân viên?
- Dù đi bất cứ đâu, nguyên tắc đầu tiên của tôi là luôn tôn
trọng mọi người và tôn trọng văn hóa địa phương. Tôi cho rằng, không ai muốn
cùng làm việc với một người tài nhưng lại thiếu sự thấu cảm hoặc thân thiện một
cách giả tạo mà không có khả năng lãnh đạo. Do đó, bạn phải có cả hai thứ, vừa
thành thạo về kỹ năng xã hội đồng thời chứng tỏ bản thân xuất sắc về mặt trí
tuệ.
Công thức bí mật của tôi nằm ở một từ đơn giản là HAIL: Honesty
– Authenticity – Integrity – Love (Thành thật – Chính xác – Liêm chính – Yêu
thương). Khi bạn tiếp cận một ai hoặc sự việc gì đó với thái độ chân thành, đối
xử với họ bằng sự tôn trọng, thể hiện sự chính trực, không bao giờ quên bày tỏ sự
quan tâm tới đồng nghiệp và luôn nghĩ tới những điều tốt đẹp nhất cho nhân
viên; tôi tin rằng bạn sẽ giành được lòng tin và sự tôn trọng từ mỗi nhân viên.
Là người đã gắn bó nhiều
năm với thương hiệu PepsiCo, ông đánh giá thế nào về văn hóa doanh nghiệp ở
Việt Nam?
- Tôi từng làm việc ở 25 quốc gia trước khi đến Việt Nam. 17 năm
gắn bó với PepsiCo và sau là Suntory PepsiCo, bài học bổ ích nhất mà tôi học
được trong môi trường này là “Hãy đón nhận sự thay đổi. Bởi vì không có thay
đổi, sẽ không có tiến bộ”.
Khi đến Việt Nam, tôi nhìn thấy rất nhiều cơ hội. Văn hóa doanh
nghiệp ở Việt Nam cũng là một trong những cơ hội đó. Việt Nam có nền văn hóa Á
Đông đặc trưng, tuy nhiên lại thân thiện và cởi mở. Là một người Ấn Độ nên tôi
hiểu được văn hóa của các nước châu Á. Đó cũng là lý do tôi không gặp nhiều khó
khăn khi bắt đầu công việc tại đây.
Công ty chúng tôi cũng chú trọng xây dựng truyền thống văn hóa
của Việt Nam thông qua chương trình Vòng tay nhân ái – chương trình tình nguyện
do chính cán bộ nhân viên Suntory PepsiCo gây quỹ và thực hiện trên phạm vi
toàn quốc. Tính đến nay, hơn 8,4 tỉ đồng được đóng góp từ 10 câu lạc bộ thông
qua 110 chương trình với sự tham gia của 5.500 tình nguyện viên đã được sử dụng
để mổ mắt, mổ tim, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi các trung tâm xã hội…
Ngay khi thành lập liên minh nước giải khát Suntory và PepsiCo,
tôi biết rất nhiều nhân viên đã lo lắng về sự đối đầu giữa các luồng tư tưởng
của 2 nền văn hóa. Nhưng nhìn lại, chúng tôi đều cảm thấy hài lòng. Đây là trải
nghiệm tuyệt vời nhất của trong hành trình 17 năm qua của tôi tại PepsiCo và
Suntory PepsiCo. Tôi tự hào vì công ty có đội ngũ lãnh đạo tài năng và chúng
tôi được trao quyền để đưa ra các quyết định đúng đắn cho tiến trình phát triển
của Suntory PepsiCo tại Việt Nam. Tốc độ phát triển nhanh của thị trường, tính
linh hoạt và đưa ra quyết định dựa trên nền tảng số liệu là những điều rất cuốn
hút tôi khi làm việc tại đất nước các bạn.
Xin cảm ơn ông!
Thu Ly (thực hiện)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét