Home
» Văn hóa doanh nghiệp
» Hai yếu tố quyết định trong quá trình lập nghiệp và phát triển doanh nghiệp của doanh nhân
Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017
Hai yếu tố quyết định trong quá trình lập nghiệp và phát triển doanh nghiệp của doanh nhân
Trong điều kiện khoa học
và công nghệ - động lực của sự thay đổi - phát triển rất nhanh, các doanh
nghiệp nhỏ và vừa của nước ta cũng có những lợi thế, có khả năng hạn chế những
điểm yếu của mình. Có thể nói do sự biến đổi nhanh chóng và sâu sắc, ngày nay
có hai yếu tố rất quyết định trong quá trình lập nghiệp và phát triển của doanh
nghiệp, doanh nhân.
Tốc
độ + Tư duy = Thành công
(1)
Tốc độ: Quy mô không bằng tốc độ. Như vậy quy mô
nhỏ không phải là bất lợi quá lớn đối với doanh nghiệp mà chính tốc độ “đẻ” ra
quy mô. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải tạo ra tốc độ phát triển cao.
(2)
Tư duy: Tư duy mạnh hơn kinh nghiệm. Cũng chính sự
thay đổi nhanh này mà vai trò của kinh nghiệm tuy vẫn còn nhưng ngày càng giảm,
vai trò của tư duy ngày càng tăng. Nói cho đầy đủ là tư duy cộng với trí tưởng
tượng - hay bay bổng hơn - tư duy cùng với một chút lãng mạn là cơ sở chủ yếu
quyết định thành công chứ không phải là kinh nghiệm, vì cái hôm qua không còn
đúng cho ngày hôm nay trong một thế giới toàn cầu hoá và biến đổi không ngừng.
Như vậy, doanh nghiệp,
nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ (thường là mới thành lập, ít kinh nghiệm thương
trường) cũng không phải là hạn chế lớn. Microsoft bắt đầu là một doanh nghiệp
bé, thậm chí rất bé do sinh viên Bill Gates cùng với anh bạn lập ra.
Nhưng nhờ tư duy tuyệt
vời với chiến lược phát triển đúng đắn, trong một thời gian rất ngắn, ông đã
biến công ty thành một tập đoàn hàng đầu thế giới và bản thân ông trở thành
người giàu nhất nước Mỹ. Tập đoàn Sony nổi tiếng của Nhật ngày nay cũng bắt đầu
từ một công ty gia đình buôn bán bóng đèn và công tắc…
8
bí kíp để tăng tốc độ và mở hướng mới trong tư duy
Để khai thác hai yếu tố
Tốc độ và Tư duy, theo tôi các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần làm được 8 điều sau
đây:
Một là, lựa chọn chiến lược kinh doanh đúng đắn, cụ thể là lựa chọn
chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường đúng đắn trên cơ sở phân tích kỹ
lợi thế so sánh của doanh nghiệp và luôn tìm cách duy trì và tạo ra lợi thế so
sánh mới nhằm chiếm lĩnh được các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi
giá trị của sản phẩm (hiện được phân thành nhiều công đoạn khác nhau và ngày
càng sâu).
Giáo sư Michael E.
Porter, cha đẻ của lý thuyết cạnh tranh hiện đại, có nói: Vấn đề không phải là
làm ra sản phẩm tốt nhất mà là sản phẩm phù hợp nhất. Tại sao lại như vậy? Vì
nếu làm ra sản phẩm tốt nhất thì sẽ có hai giới hạn:
+ Thứ nhất, chỉ có một
số đối tượng tiêu dùng mới có khả năng tiếp cận với sản phẩm tốt nhất, trong
khi phổ tiêu dùng rất rộng (tại sao hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu của VN
đều cảm thấy xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ dễ hơn so với thị trường EU hay
Nhật Bản? Vì ở Hoa Kỳ, một đất nước có dân số gần 250 triệu người lại là một
quốc gia đa sắc tộc, mức thu nhập dân cư rất khác nhau, phổ tiêu dùng rất rộng,
dễ tìm đối tượng khách hàng phù hợp hơn so với EU hay Nhật Bản).
+ Thứ hai, bản thân
doanh nghiệp không phải lúc nào cũng có khả năng làm ra sản phẩm tốt nhất. Vấn
đề là phải phân lớp được thị trường và khách hàng, và chọn phân khúc thị trường
và khách hàng phù hợp với lợi thế và khả năng của doanh nghiệp. Đến đây sẽ xuất
hiện câu hỏi: Có thể cũng có doanh nghiệp chọn phân khúc thị trường và khách
hàng mà doanh nghiệp mình đã lựa chọn. Vậy sẽ xử lý thế nào? Phải tạo ra cái
độc đáo, cái bản sắc riêng của doanh nghiệp mình.
Hai
là, lựa chọn đúng công nghệ sản xuất, công nghệ
quản lý để bảo đảm nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ, hạ giá thành và phí
lưu thông. Đồng thời phải luôn luôn đổi mới và nâng cấp năng lực công nghệ và
quản lý, không được ngủ quên trước những thành quả đã có vì cuộc ganh đua sẽ
rất quyết liệt. Bởi lợi thế cạnh tranh được tạo ra nhờ sự đổi mới.
Ba
là, phát triển mạng lưới kinh doanh và quan hệ bạn
hàng thông qua việc xác lập quan hệ dài hạn với khách hàng, xây dựng các cửa
hàng, trung tâm phân phối hoặc đại lý mua bán hàng cho mình. Phải coi mạng lưới
bán hàng là “cứ điểm kinh doanh” của doanh nghiệp.
Bốn
là, thiết lập quan hệ liên kết và hợp tác có lựa
chọn không chỉ theo chiều dọc của chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng, liên kết theo
cụm ngành mà cả theo chiều ngang với các doanh nghiệp khác theo nguyên tắc cùng
chia sẻ lợi ích. Các hãng kinh doanh nước ngoài cạnh tranh nhau gay gắt nhưng
vẫn sẵn sàng hợp tác với nhau. “Đối với các công ty thì từ ngữ của ngày nay là
sáp nhập, liên minh, đối tác chiến lược hợp tác và sự toàn cầu hoá siêu quốc
gia” (Micheal Porter).
Năm
là, cần đặc biệt quan tâm đến công tác tổ chức
thông tin, dự báo và phân tích thị trường để có chính sách phản ứng kịp thời và
chính xác. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời đại mà mọi thứ biến đổi rất
nhanh như thời đại chúng ta đang sống.
Sáu
là, coi trọng việc xây dựng văn hoá doanh
nghiệp, trong đó chú ý xác định giá trị nền tảng làm cơ sở cho việc xây dựng
văn hoá mang bản sắc riêng của doanh nghiệp mình.
Bảy
là, phấn đấu tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp
trên cơ sở nhận thức đúng về thương hiệu.
Cuối
cùng và đây là điều quan trọng nhất: Phải chăm lo phát
triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp, coi nguồn nhân lực trình độ cao là yêu
cầu bất biến để có thể thích ứng với một thế giới biến đổi không ngừng.
Trương
Đình Tuyển
Nguyên
Bộ trưởng Bộ Thương mại
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét