Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017
Luật phân quyền: Những nhà lãnh đạo bản lĩnh chia sẻ quyền lực cho người khác
Các lãnh đạo thông thường chống lại nguyên tắc chia sẻ quyền lực
bởi nhiều lý do: lo sợ mất vị trí, không dám thay đổi, thiếu ý chí…
Cả
Henry Ford và Henry Ford II đều không tuân theo luật phân quyền. Họ trừ khử
những thành viên xuất sắc vì lo sợ cho sự an toàn của bản thân.
Còn
Tổng thống Abaham Lincoln là người lãnh đạo thật sự bản lĩnh. Ông lựa chọn
chính những đối thủ chính trị làm thành viên nội các của mình.
Chia sẻ quyền lực là một sức mạnh không chỉ giúp cho người được nhận
quyền lực có cơ hội phát triển mà còn giúp cho nhà lãnh đạo – người đã chia sẻ
quyền lực – cũng lớn mạnh theo. Nhà lãnh đạo vì thế phải vượt qua những
rào cản và tìm kiếm những người giỏi để phân quyền.
Một
nghiên cứu về nguyên nhân chính của việc trở thành nhà lãnh đạo cho thấy:
Khoảng 10% nhà lãnh đạo có năng lực tự nhiên, 5% được tạo ra từ khủng hoảng, và
tới 85% được ảnh hưởng bởi những nhà lãnh đạo khác.
Có
nhiều nhà lãnh đạo không thấy được giá trị trong việc tạo ra nhà lãnh đạo khác,
và đôi khi còn cố gắng “đì” người khác. Khi làm như vậy, họ đã tự làm giảm đi
tiềm năng của chính họ và tổ chức.
Những
nhà lãnh đạo có thể tạo ra nhà lãnh đạo khác sẽ dựng nên môi trường dành cho
các nhà lãnh đạo và tăng tiềm năng phát triển cho tổ chức.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét