Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017
Nhân tố bí mật trong công ty quyết định đến lợi nhuận
“Lợi nhuận được tạo ra từ khách hàng” hay nhận
thức “khách hàng là người trả lương cho bạn” là những bài học kinh doanh căn
bản mà doanh nghiệp đều nằm lòng.
Tuy nhiên, gốc rễ của điều này là tìm ra bí quyết để khách hàng
trung thành hơn. Điều đáng ngạc nhiên là bí quyết để có khách hàng trung thành
hay yếu tố quyết định lợi nhuận và tăng trưởng bền vững lại nằm bên trong doanh
nghiệp, thuộc về những “người đầu tàu”.
Đó chính là nhà lãnh đạo bởi chính họ mới là người tạo ra cảm
xúc tích cực cho nhân viên, xây dựng văn hóa gắn kết đội ngũ, nâng cao sự hài
lòng, thúc đẩy lòng tự tôn, tự hào về môi trường họ đang cống hiến, thúc đẩy
tinh thần hứng khởi, lòng nhiệt huyết khi làm việc, từ đó tạo ra trải nghiệm
tuyệt vời cho khách hàng, gia tăng lòng trung thành, tối ưu hiệu suất, nâng cao
lợi nhuận cho công ty.
Thực tế, doanh nghiệp muốn có khách hàng trung thành đòi hỏi
lãnh đạo cần xây dựng các “đại sứ thương hiệu” có năng lực nổi trội trong chính
doanh nghiệp nhằm tạo ra trải nghiệm khó quên cho khách hàng bởi chính nhân
viên mới là điểm tiếp xúc, tương tác nhiều nhất trong hành trình mua sắm của
khách hàng. Điều này nhấn mạnh vai trò kết nối của người lãnh đạo trong giao
tiếp đội ngũ bên cạnh tầm nhìn, tư duy chiến lược, sự am hiểu về tài chính.
Dù vai trò kết nối và ảnh hưởng của nhà lãnh đạo rõ ràng như vậy
nhưng điều làm các doanh nghiệp đang cảm thấy hoang mang là những nghiên cứu
gần đây đã chỉ ra thực tế ngược lại.
Theo khảo sát trực tuyến của Dale Carnegie với 3300 nhân viên
toàn thời gian từ đa đạng các ngành nghề, từ nhiều vị trí, lứa tuổi khác nhau
trên 14 quốc gia thì 24% nhân viên hài lòng với công việc hiện tại và 45% muốn
rời bỏ công việc trong năm tới.
Trong "Báo cáo Lực lượng Lao động các Bang của Hoa Kỳ"
thực hiện bởi Gallup năm 2017, chỉ có 13% đồng ý lãnh đạo của công ty giao tiếp
hiệu quả với các cấp độ trong công ty. Chỉ 15% nhân viên đồng ý ban lãnh đạo
làm cho họ cảm thấy phấn khích về tương lai của công ty. Kết quả hiển thị Giao
tiếp của Lãnh đạo (Ketchum 2016) cũng cho biết chỉ 23% ban lãnh đạo của họ giao
tiếp hiệu quả.
Các số liệu này đặt ra câu hỏi liệu có phải những hành vi cốt
yếu của lãnh đạo trong việc tạo ra những trải nghiệm vượt trội và tốt nhất cho
nhân viên đang có sự sai lệch mà lãnh đạo không hề nhận ra?
Sau khi thực hiện khảo sát ở 33 công ty tại 14 quốc gia, Dale
Carneige toàn cầu đã tìm ra 4 loại “điểm mù lãnh đạo” phổ biến: sự cảm kích;
thừa nhận sai lầm; thúc đẩy phát triển nhân viên và trung thực, chính trực hành
động.
Theo khảo sát này, 85% nhân viên chia sẻ việc các nhà lãnh đạo
nhìn nhận, cảm kích chân thành với nhân viên là rất quan trọng, nhưng chỉ 49%
lãnh đạo, quản lý sẵn lòng cởi mở để làm điều này. 81% nhân viên chia sẻ việc
thừa nhận sai lầm khi xảy ra rất quan trọng, nhưng chỉ 40% lãnh đạo, quản lý
dám “nhận lỗi” trước người khác. 78% nhân viên chia sẻ việc khuyến khích nhân
viên chia sẻ ý tưởng là cần thiết nhưng chỉ 52% quản lý lãnh đạo thúc đẩy điều
này.
Đáng chú ý là khi một lãnh đạo trung thực trong lời nói và hành
động nhân viên lại có xu hướng hài lòng hơn 10 lần trong công việc. Trong khi
đó, điều đáng báo động là 54% nhân viên nghỉ việc chỉ trong 1 năm khi lãnh đạo
không bao giờ có tiêu chí trên.
Thống kê cho thấy khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được không
phải có thêm nhiều khách hàng mà là khi lãnh đạo thực hành tốt các hành vi kể
trên. Tuy nhiên, doanh nghiệp còn vướng phải nhiều rào cản khi triển khai thực
tế.
Lý do là bởi vì nhiều lãnh đạo luôn tin rằng họ không có biểu
hiện mắc phải những điểm mù này, trong khi nhân viên của họ lại không nghĩ như
vậy.
Để vượt qua các thử thách này, doanh nghiệp cần tạo điều kiện để
nhà lãnh đạo có cơ hội thể hiện toàn diện năng lực của mình trong công ty,
khuyến khích chủ động tìm kiếm và nhận diện các “điểm mù” trong lãnh đạo từ đó
tìm cách khắc phục cũng như hoàn thiện và trở thành “điểm sáng” trong mắt nhân
viên. Đó là cách nhanh nhất để nâng cao năng lực lãnh đạo, tác động mạnh mẽ đến
nhân viên, xây dựng văn hóa gắn kết, gia tăng lợi nhuận.
Hiểu rõ tầm quan trọng của “điểm mù” sẽ giúp doanh nghiệp xác
định sớm được khoảng cách giữa hành vi mong muốn và biểu hiện thực tế của lãnh
đạo và nhân viên, từ đó tạo được động lực và điều kiện cho nhân viên nỗ lực và
phát huy được hết khả năng của mình.
Thấu hiểu được mong muốn gia tăng gắn kết đội ngũ của nhà lãnh
đạo, Dale Carnegie Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp chung tay thực hiện
khảo sát: "Nhận diện điểm mù lãnh đạo", bắt đầu từ ngày 1/12.
Khảo sát chỉ ra những “điểm mù lãnh đạo” làm suy yếu văn hóa gắn
kết của công ty và tác động kết quả kinh doanh, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi
nhuận.
Ngay sau khi kết thúc khảo sát, người tham dự sẽ nhận các bài
viết chuyên sâu về kết quả nghiên cứu “Nhận diện Điểm mù trong Lãnh đạo – Khám
phá Con đường Tạo Động lực cho Đội ngũ” được tiến hành bởi Dale Carnegie trên
14 quốc gia và trọn bộ tổng kết Báo cáo Khảo sát “Nhận diện Điểm mù trong Lãnh
đạo” tại Việt Nam.
Kết quả này sẽ giúp doanh nghiệp có thể nhìn nhận tổng quan
phương pháp lãnh đạo ở Việt Nam, làm cơ sở xây dựng chiến lược “đãi nhân dụng
tài” và gia tăng tối đa sự hài lòng của đội ngũ nhân viên, tối ưu hiệu suất
công việc, cải thiện kết quả kinh doanh.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét