Home
» Triết lý kinh doanh
» Muốn thay đổi vận mệnh, chỉ cần điều chỉnh được sức mạnh ngũ hành là có thể đạt được mục đích.
Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018
Muốn thay đổi vận mệnh, chỉ cần điều chỉnh được sức mạnh ngũ hành là có thể đạt được mục đích.
Mệnh là cái cố định, vận thì vận
hành tuần tự theo thời gian nhất định, mệnh và vận trên thực tế là một quy luật
khách quan của sự vận động sự sống. Vì thế có người sẽ hỏi: “Vận
mệnh đã là một quy luật khách quan thì sao có thể điều chỉnh được?”.
Để giải đáp vấn đề này trước hết,
chúng ta phải biết cơ chế cấu thành vận mệnh. “Mệnh” tức là Bát tự
hay còn gọi là Tứ trụ, do Thiên can, Địa chi tạo thành, “Vận” tức
là đại tiểu vận, lưu niên,..cũng do các Thiên can, Địa chi tạo thành, bởi vậy
“Vận mệnh” đều do can chi tổ hợp mà thành, mà can chi là những ký hiệu đại diện
của ngũ hành, vì thế vận mệnh thực chất là sự tổ hợp của ngũ hành.
Vì vậy sự cát hung của vận mệnh suy
cho cùng là ngũ hành của một người có cân bằng hay không hoặc có thuận
nghịch hay không trong trạng thái thời gian và không gian nhất định. Do
đó, muốn thay đổi vận mệnh, chỉ cần điều chỉnh được sức mạnh ngũ hành là có thể
đạt được mục đích. Ví dụ ngũ hành của 10 Thiên can Giáp dương Mộc, Ất
âm Mộc, Bính dương Hỏa, Đinh âm Hỏa, Mậu dương Thổ, Kỷ âm Thổ, Canh dương Kim,
Tân âm Kim, Nhâm dương Thủy, Quý âm Thủy; Ngũ hành 12 Địa chị gồm Tý thủy - Ngọ
hỏa - Mão mộc - Dậu kim; Thìn - Tuất - Sửu - Mùi thuộc thổ;...v.v..
Làm
thế nào để điều chỉnh vận mệnh?
Năm, tháng, ngày, giờ sinh cùng với
tuế vận (quỹ đạo và chu kỳ thời gian), tất cả những phạm trù đó thuộc về “Thiên
Định” ( cũng có nghĩa là thời gian – Tiên Thiên) bạn không thể thay đổi được,
mà dân gian hay gọi là “Định Mệnh”. Quả thật những phạm trù thuộc về “Thiên
Định” chúng ta không thể thay đổi được, nhưng trong cuộc sống có rất nhiều yếu
tố chúng ta có thể lựa chọn được, thay đổi được, chúng ta sẽ tạm gọi những phàm
trù đó là “Nhân Định”, có thể liệt kê một số nét cơ bản như dưới đây:
1. Phương vị mà
con người sống và làm việc thì có thể điều chỉnh được ở mức độ nhất định,
chẳng hạn chúng ta có thể chọn sống ở địa phương này, hay địa phương khác, ngôi
nhà này hay ngôi nhà khác, phòng ngủ này hay phòng ngủ khác, phòng làm việc này
hay phòng làm việc khác, chổ ngồi này hay chổ ngồi khác,…v.v...tất cả những
phạm trù của phương vị thuộc về “Nhân Định” ( cũng có nghĩa là không gian, địa
lý, phong thủy - Hậu Thiên). Đây là phương pháp điều chỉnh, thay đổi phương vị
của ngũ hành, vì khí ngũ hành chứa đựng ở các phương vị khác nhau sẽ có sự mạnh
yếu khác nhau, tùy thuộc vào thời vận của Ngũ Tý vận hoặc Tam nguyên
Cửu vận.
2. Ngành nghề,
nghề nghiệp của con người cũng không nằm ngoài phạm trù ngũ hành.
Ngành nghề khác nhau thì sức mạnh của khí ngũ hành chứa đựng trong đó cũng khác
nhau. Thí dụ ngành giáo dục có Hỏa khí mạnh, ngành tài chính có Kim khí mạnh,
ngành y tế có Thủy khí mạnh, ngành xây dựng có Thổ khí mạnh, ngành trồng rừng
có Mộc khí mạnh, và nếu trong vận mệnh chúng ta cần ngũ hành nào, thiếu ngũ
hành nào thì nên chọn những ngành nghề phù hợp để cân bằng ngũ hành trong vận
mệnh của bản thân, vì trong một hành Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ, chủng loại ngành
nghề thuộc một hành có đến hành trăm, tôi nghĩ từ đó có thể tìm, chọn cho mình
một công việc vừa phù hợp ngũ hành của chúng ta, vừa hợp với sở thích và sở
trường của mình. Đây cũng là phương pháp điều chỉnh, thay đổi vận mệnh bằng
việc cân bằng ngũ hành theo ngành nghề, nghề nghiệp.
3. Lối sống và
hoạt động hằng ngày của con người cũng nằm trong phạm trù ngũ hành.
Học hành, đọc sách, nói chuyện, xem tivi, dùng máy tính, điện thoại, thể dục
thể thao, ăn uống, nấu ăn, tắm, giặt là, soi gương, ăn mặc, trang sức, màu sắc….Mỗi
hoạt động cũng tượng trưng cho một khí ngũ hành vượng nhất, nếu chúng ta biết
rõ mình cần ngũ hành nào, thiếu ngũ hành nào thì việc sinh hoạt hằng ngày nên
thường xuyên thực hiện, ví dụ cũng là ăn uống như ăn hải sản, cá là thủy khí
vượng, ăn lẩu chua cay, đồ chiên xào là hỏa khí vượng, đọc sách là mộc khí
vượng; hoặc xem phim, dùng máy tính, điện thoại là hỏa khí vượng,…v.v…
4. Bất kỳ vật
thể nào con người tiếp xúc cũng đều có màu sắc, màu sắc khác nhau cũng có khí
ngũ hành mạnh yếu khác nhau. Màu lục khí Mộc mạnh, màu đỏ khí
Hỏa mạnh, màu vàng khí Thổ mạnh, màu trắng khí Kim mạnh, màu đen khí Thủy mạnh.
Căn cứ nhu cầu của mỗi người về ngũ hành của vận mệnh, có thể lựa chọn hoặc tạo
màu sắc phù hợp với mình về trang phục, trang trí nhà cửa, môi trường làm việc,
hay số điện thoại di động sử dụng hằng ngày… một cách có ý thức, ví dụ chúng ta
cần ngũ hành Mộc, nên nhà ở nên có cây xanh, cảnh quan, hay nhà ở gần công
viên,…các bạn có thể thấy hiệu ứng khí ngũ hành của màu sắc rõ ràng nhất là ở
hạt đậu: Đậu đen, đậu xanh, đậu trắng, đậu đỏ…Nếu chúng ta kỵ Kim thì hạn chế
dùng trang sức, nữ trang, nếu nữ trang càng quý, càng đắt tiền thì khí Kim càng
mạnh.
5. Lựa chọn người bạn đời, bạn
bè, đối tác có khí ngũ hành mà chúng ta cần và họ cũng cần, thì sự trao đổi này
tương đối thuận lợi, tương trợ lẫn nhau trong mọi công việc, cuộc sống. Theo
Tứ Trụ, chẳng hạn chúng ta cần Thủy thì những người có thể giúp và hỗ trợ chúng
ta nhiều nhất là những người vượng Thủy, vì bản thân mọi người điều có khí ngũ
hành vượng nhất vì thế đây là phương pháp chọn lựa rất hữu ích để thay đổi cải
vận mệnh của chúng ta. Việc lựa chọn người bạn đời là khó nhất, vào thời kỳ
trọng nam hơn nữ, thì khi muốn chọn người con dâu, họ yêu cầu bên nữ cung cấp
bát tự của nàng dâu để thầy mệnh lý xem xét, nàng dâu có vượng phu ích tử hay
không.
6. Họ tên của
con người cũng là một loại ký hiệu ngũ hành.
Dựa vào nhu cầu ngũ hành của bản thân, chọn lấy một cái tên phù hợp cũng sẽ có
tác dụng tốt đối với vận mệnh. Phương pháp này có một tác dụng nhất định vì họ
tên sẽ theo con người suốt cuộc đời, chẳng hạn, nếu đứa trẻ sinh ra với giờ
ngày tháng năm đã định thì thầy mệnh lý xem xét hỷ dụng thần của đứa trẻ này là
gì, thì họ sẽ chọn một cái tên đúng với hỷ dụng thần của đứa trẻ, ví dụ đứa trẻ
cần Hỏa, thầy có thể chọn tên Tâm hoặc Tuệ (Hỏa), ..v.v…Rất nhiều người không
hiểu được bí mật này nên chỉ chọn tên không xung khắc với ngũ hành nạp âm của
đứa trẻ (ngũ hành nạp âm như Đại Khê Thủy, Tích lịch Hỏa,..), điều này thật
đáng tiếc. Và có rất nhiều người đã dùng ngũ hành nạp âm và xem đó là ngũ hành
của bản thân mình, thực chất ngũ hành nạp âm không có tác dụng nhiều cho các
ứng dụng của con người trong cuộc sống thực tế.
Và còn các phương pháp khác có thể
ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày rất đơn giản mà mọi người có thể áp dụng và
khám phá, đó là chúng ta đã biết sử dụng phạm trù “Nhân Định” thắng
“Thiên Định”. Chúng tôi muốn minh định rõ ràng với các bạn về từ ngữ dùng
trong bài viết khi nói về “cần ngũ hành nào” hoặc “Hỷ
Dụng thần” là thuật ngữ sử dụng của mệnh lý Tứ Trụ, thuật số khi
nói về một ngũ hành có lợi, tốt cho mệnh cục của một người, nếu muốn biết được
mệnh cục cần ngũ hành nào, hay “Hỷ dụng thần” là gì thì người am hiểu mệnh lý
cần xem xét kỹ lưỡng và cũng là khâu khó nhất trong phê đoán mệnh lý. Khi nói
ngũ hành trong bài viết chúng tôi nói về chính ngũ hành, không phải ngũ hành
nạp âm như mọi người thường biết (Kiếm phong kim, Đại khê thủy, ….).
Và
những lưu ý khác về vận mệnh
Minh định rõ quan điểm nhằm tránh
việc các bạn không có kiến thức mệnh lý chuẩn xác, hoặc biết sơ xài, hoặc không
biết mà tùy tiện phán đoán, hướng dẫn cho người khác thì rất nguy hiểm, thà
không hướng dẫn không có tội, nếu không các bạn có thể hại người hại bạn. Chuẩn
đoán mệnh lý giống như bác sĩ chuẩn đoán bệnh cho bệnh nhân, tùy loại bệnh, tùy
thể trạng bệnh nhân mà kê toa thuốc khác nhau, không thể có toa thuốc dùng
chung cho tất cả mọi người (trừ cảm mạo thông thường). Đồng thời, khi nói cần
ngũ hành này hay hỷ dụng thần là một ngũ hành nào đó, ví dụ Mộc, nó có nghĩa là
các bạn thường xuyên nạp cho mình khí ngũ hành Mộc, chứ không phải hôm nay có
ngày mai không, và còn đối với các ngũ hành khác không phải là bạn không cần,
không phải là các bạn phải trốn, tránh xa các ngũ hành còn lại, không phải thù
ghét các ngũ hành còn lại khi gặp phải.
Mục đích của việc xem, phê đoán mệnh
lý là nắm bắt vận mệnh (biết rõ bạn là ai), thay đổi vận mệnh (cải vận, khai
vận). Nếu không, biết vận mệnh mà không thay đổi được vận mệnh sẽ tăng thêm
phiền não, còn một dạng người đi xem vận mệnh với mục đích cưỡi ngựa xem hoa,
cho vui thì chi bằng không xem, không biết là tốt nhất. Thay đổi vận mệnh (cải
vận, khai vận) còn có một chuẩn mực cần phải tuân thủ: hành thiện tích đức,
việc ác chớ làm. Hành thiện tích đức là một phương pháp thay đổi vận mệnh rất
tốt, “Đừng thấy việc ác nhỏ mà làm, chớ thấy việc thiện nhỏ mà bỏ qua”. Khi bạn
làm việc thiện, người khác nhận được lợi ích từ bạn sẽ tự động phát ra ý niệm
cảm kích, ý niệm này là một loại năng lượng có thể đi vào từ trường cơ thể bạn,
sinh ra tác dụng hữu ích, bởi vậy nói thiện hữu thiện báo, trái lại, ác giả ác
báo.
Đương nhiên, thay đổi vận mệnh cũng
có mức độ. Nếu nỗ lực điều chỉnh theo các phương pháp vừa nêu thì chắc chắn sẽ
tốt hơn nhiều so với chờ đợi tiêu cực, nhưng nếu muốn điều chỉnh mệnh thường
dân thành mệnh đế vương, điều chỉnh mệnh nghèo khổ thành mệnh tỷ phú thì là ảo
tưởng. Biết được vận mệnh của mình, tích cực nỗ lực phấn đấu theo nhũng phương
diện có lợi thì vừa không ảo tưởng, cũng không bi quan, biết đủ là vui, hành
thiện tích đức, mang lại hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội, đó mới là
thái độ đúng đắn trong việc nhìn nhận vận mệnh.
Tóm lại các bạn
cứ việc vận dụng đúng theo nguyên lý tự nhiên với năm yếu tố cơ bản để thay đổi
vận mệnh (cải vận, khai thông khí vận) làm cho cuộc sống được tốt đẹp
hơn:
1. Thời gian có
lợi (tuế vận của dụng thần);
2. Địa điểm tốt
nhất (phương vị của dụng thần);
3. Ngành nghề
đúng (ngành nghề giống với ngũ hành của dụng thần);
4. Môi trường
xã hội phù hợp (vận nước,chính sách,…);
5. Sự nỗ lực
của bản thân.
Không bỏ lỡ cơ
hội, nắm bắt và tận dụng tốt năm yếu tố này để đi đến những nơi tốt nhất, lựa
chọn ngành nghề đúng trong thời gian có lợi, nỗ lực phấn đấu, thay đổi vận
mệnh, tạo nên cuộc sống hạnh phúc tốt đẹp, và hãy bước lên phía trước khám phá,
khai mở những năng lực tiềm ẩn của bản thân mà bạn vốn có.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét