Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018
Xây dựng môi trường làm việc sáng tạo trong doanh nghiệp
VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG SÁNG TẠO
Tại sao một số người, tổ chức lại có
tính sáng tạo vượt trội so với một số người, tổ chức khác? Điều gì đã giúp cho
những người, tổ chức có năng lực sáng tạo vượt trội so với những người, tổ chức
khác? Câu trả lời không chỉ liên quan đến trí tuệ, phẩm chất của cá nhân mà còn
gắn liền với môi trường sống và làm việc.
Môi trường khuyến khích sáng tạo là
điều kiện thuận lợi để sinh ra những con người sáng tạo. Môi trường sáng tạo
còn đòi hỏi phải sẵn sàng chấp nhận cả cái đúng lẫn cái sai, thành công và thất
bại, từ cái sai, sự thất bại rút ra bài học để tìm ra cái đúng, giải pháp tốt.
Trong hoàn cảnh đó sẽ khuyến khích sự sáng tạo phát sinh mà không cần phải có
sự thúc ép nào, còn người đề xuất ý tưởng mới không phải quá lo sợ chuyện gánh
chịu hậu quả khi thất bại.
Một môi trường sáng
tạo tốt sẽ tạo ra lực hấp dẫn cuốn hút những con người sáng tạo tìm đến. Sự hội
tụ của cả hai yếu tố này sẽ làm sinh sôi, nảy nở mạnh mẽ tính sáng tạo trong
một tổ chức. Sự quan tâm và coi trọng mọi ý tưởng sáng tạo, thậm chí khi sáng
tạo đó phủ định quan điểm và thành công hiện tại của người lãnh đạo là động lực
mạnh mẽ tạo nên môi trường sáng tạo. Những ý tưởng sáng tạo độc đáo có khả năng
hướng quy trình quyết định sang những lối đi mới mẻ và hữu ích hơn thường vượt
khỏi cách nghĩ và hiểu biết thông thường của số đông. Đó là điều đã tạo nên sức
mạnh và thành công vượt trội liên tiếp của Microsoft, Apple, Google, Facebook.
Ngược lại tính sáng tạo bị ức chế nặng nề trong môi trường thiếu thân thiện và không khuyến khích sáng tạo, điều thường xảy ra ở những nơi mà người lãnh đạo bảo thủ, sĩ diện, thỏa mãn với hiện tại, thiếu niềm tin ở bản thân và những người xung quanh về khả năng sáng tạo. Tính năng động, sáng tạo sẽ dần thui chột ở những tổ chức rơi vào hoàn cảnh đó và không sớm thì muộn những con người có tư duy sáng tạo sẽ rời môi trường không thích hợp đó.
Ngược lại tính sáng tạo bị ức chế nặng nề trong môi trường thiếu thân thiện và không khuyến khích sáng tạo, điều thường xảy ra ở những nơi mà người lãnh đạo bảo thủ, sĩ diện, thỏa mãn với hiện tại, thiếu niềm tin ở bản thân và những người xung quanh về khả năng sáng tạo. Tính năng động, sáng tạo sẽ dần thui chột ở những tổ chức rơi vào hoàn cảnh đó và không sớm thì muộn những con người có tư duy sáng tạo sẽ rời môi trường không thích hợp đó.
Tính sáng tạo trở thành chuẩn mực tư
duy của người lãnh đạo, cũng như của bất cứ ai trong nghiên cứu, học tập, lao
động, sản xuất, kinh doanh. Tính bảo thủ, giáo điều là kẻ thù lớn nhất của sáng
tạo, là nguồn gốc của trì trệ, nghèo nàn, tụt hậu, thất bại, cho dù là cá nhân
hay tổ chức.
XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC SÁNG TẠO
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy khi
làm việc trong một môi trường sáng tạo, dường như ở các nhân viên cũng nảy sinh
nhiều ý tưởng sáng kiến hơn. Họ sẽ phát huy được sự năng động của mình để thích
nghi với những thay đổi tại công ty. Vậy nên xây dựng môi trường làm việc sáng
tạo như thế nào?
Giải quyết vấn đề sáng tạo đồng
nghĩa với việc phác họa nên những điểm tương đồng và tìm ra mối liên hệ giữa
các quy trình và sự kiện mà thông thường không được liên kết một cách logic,
đồng thời nối kết các bộ phận vốn rời rạc trong công ty.
Chỉ có sự cân bằng
giữa công việc và con người mới đạt hiệu suất làm việc tốt nhất, cũng như tạo
ra được một môi trường lao động sáng tạo. Điều này đòi hỏi các kế hoạch khích
lệ và động viên nhân viên hợp lý tại những thời điểm khác nhau. “Nếu một nhà
quản lý mà lại không biết khích lệ nhân viên và khơi mở sự sáng tạo thì làm
cách nào họ có thể trở thành nhà quản lý? Một nhà quản lý tốt luôn có thái độ
đúng mực và biết cách động viên mọi người để họ đóng góp ý kiến cho công ty. Họ
luôn hoan nghênh, trung thực và lịch sự, không chỉ trích hay phàn nàn. Một nhà
quản lý tốt luôn thể hiện mối quan tâm thực sự đến người khác bằng việc tạo cho
tất cả nhân viên cảm giác chính họ mới là người quan trọng. Để tạo niềm tin,
nhà quản lý tốt luôn biết bày tỏ mối cảm thông và đồng cảm đúng lúc”, Harold
Dresner, một chuyên gia nhân sự nổi tiếng người Anh, khẳng định.
Thực tế đã cho thấy nếu biết quan
tâm khích lệ nhân viên và khơi mở một môi trường sáng tạo, nhà quản lý sẽ gây
dựng được thành công cho công ty mình.
Dưới đây là những cách thức giúp bạn
xây dựng một nền văn hoá sáng tạo trong doanh nghiệp:
+ Mặc dù chỉ một vài người có khả
năng sáng tạo bẩm sinh, nhưng phần lớn mọi người đều có năng lực sáng tạo ở một
vài cấp độ nào đó. Một nhà quản lý xuất sắc luôn biết tập hợp mọi người lại với
nhau: những người có thể đưa ra các sáng kiến mới, những người không ngần ngại
suy nghĩ theo phong cách mới, và những người có đủ kiên nhẫn để theo đuổi công
việc cho đến khi hoàn thành… để có được một tập thể làm việc sáng tạo.
+ Giao tiếp cởi mở là vô cùng thiết
yếu. Các nhân viên cần nhận ra tất cả các khía cạnh của vấn đề rồi từ đó đưa ra
những giải pháp sáng tạo. Hãy đảm bảo rằng mọi nhân viên đều thấu hiểu tập thể
đang cố gắng đạt được điều gì, cũng như những mục tiêu và mong đợi của công ty
là gì.
+ Không nên có khuynh hướng
thiên về một vài cá nhân ưu tú, xuất xắc trong công ty. Sẽ hoàn toàn sai lầm
nếu nhà quản lý cho rằng chỉ các nhân viên ưu tú mới có khả năng đề xuất những
giải pháp sáng tạo. Một nhân viên bình thường cũng có thể có được những ý tưởng
xuất sắc. Bạn hãy tìm ra cách khơi dậy tính sáng tạo ở mọi nhân viên và động
viên họ đóng góp cho công việc chung của công ty.
+ Tránh chỉ trích hay chê bai khi
các nhân viên đưa ra những ý tưởng không phù hợp. Đôi khi phải sàng lọc trong
vô vàn những đề xuất tồi mới có được một ý tưởng tốt. Và nếu mọi người cảm thấy
e ngại rằng những ý tưởng mới của họ sẽ bị nhạo báng, chê cười, bạn có thể
không bao giờ có được bất kỳ ý tưởng nào.
+ Trên cương vị nhà quản lý một tập
thể sáng tạo, bạn có thể phải hành động như một trọng tài hay một huấn luyện
viên – người mà cần làm sao để khích lệ mọi người làm việc gắn kết với nhau
trong tập thể. Hãy cố gắng loại bỏ cái tôi bản ngã trong con người bạn cũng như
trong các nhân viên.
+ Một vài công ty quy định các kỳ
nghỉ phép hay cho phép nhân viên có nhiều thời gian hơn để làm việc với dự án
của chính bản thân họ. Việc tổ chức và tham gia vào các buổi họp bàn ngoài lĩnh
vực chuyên môn, làm việc với những nhân viên của các phòng ban khác, cho phép
dành thời gian để đi du lịch, để thực hiện những hoài bão cá nhân… có thể đem
lại kết quả rõ rệt trong việc gia tăng tính sáng tạo và cải thiện hiệu suất
công việc. Mỗi tập thể đều rất khác biệt, bởi nó phụ thuộc vào việc bạn xác
định chiến lược nào là thực tế và hiệu quả nhất cho mọi người trong tập thể đó.
+ Dành thời gian cần thiết để phát
huy trí tuệ tập thể không theo một lịch trình đặc biệt nào cả. Hãy thúc giục
mọi người suy nghĩ về các tình huống, viễn cảnh “giả sử như” hay “giá như”, sau
đó xem xét xem liệu bạn có thể biến các ý tưởng đó thành hiện thực không, các
giải pháp có khả thi không. Hãy tạo ra và nuôi dưỡng môi trường tự do về suy
nghĩ và hành động trong công ty bạn.
+ Trong cuộc cạnh tranh về sáng tạo,
những ý tưởng tốt nhất (có thể đối lập với những ý tưởng sáng tạo được đề xuất
bởi các cá nhân ở chức vụ lãnh đạo cao nhất) nên giành phần thắng. Mọi nhân
viên trong công ty cần phải được động viên và tạo điều kiện để tham gia vào quy
trình này và chia sẻ thành công chung. Những yếu tố chính trị nên được ngăn
ngừa, và đó là trách nhiệm của nhà quản lý sao cho mọi hoạt động trong công ty
không bị chi phối bởi một quyền lực nào cả.
Sau cùng, khi chúng ta nghĩ về sự
sáng tạo trong công ty, chúng ta thường tập trung vào việc làm thế nào để nảy
sinh càng nhiều ý tưởng mới bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Tuy nhiên, mọi việc
không chỉ dừng lại ở đó. Có rất nhiều ý tưởng tốt, nhưng quan trọng là bạn cần
lựa chọn, động viên và hiện thực hóa các ý tưởng khả thi nhất. Muốn vậy, bạn
hãy tập trung vào việc thực thi ý tưởng cũng như việc khơi mở ý tưởng, đồng
thời đảm bảo rằng các ý tưởng sáng tạo sẽ được công nhận và bảo vệ khi chúng
được chuyển vào các dự án, chương trình hay sản phẩm cụ thể.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét