Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018
Đâu là bí quyết làm giàu của doanh nhân Do Thái nổi danh toàn cầu
Năm lần bảy lượt cạn vốn khi đang
thực hiện dở ước mơ, nhưng bí quyết này đã giúp ông dễ dàng vượt qua trở ngại.
Nhắc tới những khách sạn đẳng cấp
bậc nhất thế giới, Hilton luôn là một trong những cái tên được nhắc đến đầu
tiên. Conrad Hilton chính là nhà sáng lập ra chuỗi khách sạn này.
Khi Conrad dự định xây dựng khách sạn Hilton đầu tiên, trong túi
ông chỉ có 5.000 USD. Nhưng về sau, ông đã biến số tiền này thành tài sản trị giá
570 triệu USD (~13.000 tỷ đồng). Bí quyết phát tài của ông nằm ở một chữ “mượn”: mượn nguồn vốn của người khác, vận hành
khéo léo để gia tăng giá trị nguồn vốn liên tục, cuối cùng là trở thành chủ
nhân của toàn bộ những nguồn vốn đó.
Chân dung Conrad Hilton – tài phiệt huyền thoại từng là 1 trong 10
người kiểm soát nền kinh tế nước Mỹ
Thời trẻ, chàng trai Do Thái Conrad luôn khao khát làm giàu nhưng
mãi vẫn chưa có cơ hội. Một hôm, ông chợt nhận ra một khiếm khuyết của khu
thương mại Dallas phồn hoa: không có một khách sạn đẳng cấp nào. Ý tưởng xây
dựng khách sạn Hilton bắt nguồn từ đây và dẫn Conrad tới gặp ông chủ sở hữu
mảnh đất nơi Conrad muốn xây khách sạn.
Mảnh đất đó có giá 300.000 USD, cộng thêm phí xây dựng sẽ mất ít
nhất 1,3 triệu USD. Chi phí quá lớn khiến Conrad quyết định đổi kế hoạch, mua
lại một khách sạn nhỏ khác. Ông dùng 5.000 USD làm tiền cọc và mua lại khách
sạn với giá 40.000 USD. Nhờ tài kinh doanh khéo léo, ông đã nhanh chóng kiếm
được 50.000 USD. Sau đó, ông cùng một người bạn góp vốn 100.000 USD để bắt đầu
hiện thực hóa ước mơ.
Lúc này, Conrad lại đến tìm chủ đất để ký hợp đồng thuê. Conrad
sẵn sàng thuê trong 100 năm và trả góp 30.000 USD/năm. Chủ đất vẫn được nắm
quyền sở hữu đất và có thể thu hồi đất kèm theo khách sạn nếu Conrad không trả
tiền đúng hạn. Trước những điều kiện quá hời, chủ đất đã đồng ý ký hợp đồng.
Với số tiền 70.000 USD còn lại, Conrad bắt tay vào thi công khách
sạn. Tuy nhiên, bấy nhiêu vốn vẫn chưa đủ. Ông lại tiếp tục đến gặp chủ đất và
đánh liều xin phép cầm cố mảnh đất để đi vay. Nghe vậy, chủ đất vô cùng tức
giận nhưng nghĩ đến món hời khổng lồ sau này, ông ta đành phải đồng ý. Sau đó,
Conrad đã thuận lợi vay được 300.000 USD từ ngân hàng. Ông cũng tìm thêm một
nhà đầu tư đất đai để cùng phát triển khách sạn. Người này đã đồng ý cấp vốn
200.000 USD.
Tuy nhiên, khách sạn mới xây dựng được một nửa đã… cạn tiền. Không
thể bỏ dở, Conrad quyết định tới gặp chủ đất lần thứ 3. Và cũng như hai lần
trước, tài thuyết phục của ông lại được dịp phát huy.
Giờ đây, thương hiệu Hilton đã trở thành cái tên tượng trưng cho
đẳng cấp và quyền lực
“Nếu khách sạn hoàn thành, nó sẽ thuộc về ngài hoàn toàn. Điều
kiện của tôi là ngài hãy cho tôi thuê khách sạn để kinh doanh. Tôi sẽ trả tiền
thuê cho ngài ít nhất 100.000 USD/năm” - Conrad bày tỏ. Lúc này, chủ đất cũng
đã là người trong cuộc. Nghĩ đi nghĩ lại, ông ta thấy mảnh đất vẫn nằm trong
tay, ngoài 30.000 USD tiền cọc có sẵn, chỉ việc bỏ thêm 400.000 USD là sẽ có
được khách sạn trị giá 1 triệu USD. Nếu giao cho Conrad kinh doanh, chỉ trong
vòng 4 năm sẽ có thể thu hồi lại toàn bộ vốn đầu tư. Vậy là chủ đất tiếp tục
đồng ý với lời đề nghị của Conrad và đầu tư cho ông hoàn thành công trình. 3
tháng sau, khách sạn chính thức khai trương, mở màn cho sự nghiệp huy hoàng và
dẫn đường cho chuỗi khách sạn quốc tế đầu tiên trên thế giới của Conrad Hilton.
Bí quyết thành công của Conrad Hilton nằm ở việc tìm ra người “có
thực lực và luôn mưu cầu lợi ích”. Trên cơ sở đó, ông sẽ tìm mọi cách để trói
chặt lợi ích của đôi bên với nhau, khiến đối phương không thể không giúp ông
thực hiện mục tiêu đến cùng. Thương hiệu Hilton tiếng tăm chính là minh chứng
cho việc “mượn ví, mượn đầu óc, mượn nguồn lực” thành công của ông.
Hương Nguyễn (Theo cyegushi.com)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét