Home
» Triết lý kinh doanh
» Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thực sự thành công là những người thực sự thành công biết nói không với hầu hết mọi thứ
Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018
Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thực sự thành công là những người thực sự thành công biết nói không với hầu hết mọi thứ
Ngài Chủ tịch kiêm Giám đốc điều
hành đáng kính của Tập đoàn Berkshire Hathaway đã từng bật mí một nguyên tắc
đột phá trong phong cách sống. Hãy cùng nhau ôn lại bài học kinh nghiệm quý báu
từ nhà đầu tư đại tài này.
Biết “không” để được “có”
Tỷ phú Warren Buffett hiện đã 87 tuổi, nhưng vẫn luôn thu hút sự
chú ý của thế giới với vai trò là người giàu thứ hai hành tinh (theo danh sách
tỷ phú thế giới 2017 của Forbes).
Bằng cách nào ông đã trở nên vĩ đại đến vậy? Ông chỉ đơn giản là
làm chủ được thời gian của mình, hay nói cách khác là có nghệ thuật thiết lập
các ranh giới cho chính mình.
"Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thực
sự thành công là những người thực sự thành công biết nói không với hầu hết mọi
thứ”. Ảnh: Business Insider.
Đó là lý do tại sao châm ngôn này của Buffett luôn là một “bài học
vàng” trong cuộc sống: "Sự khác biệt giữa những người thành công và những
người thực sự thành công là những người thực sự thành công biết nói không với
hầu hết mọi thứ”.
Câu châm ngôn ấy không hẳn chỉ nói về khía cạnh đầu tư mà theo
ông, nguyên tắc “nói không” ở đây nghĩa là bất cứ khi nào cần đưa ra quyết định
xác đáng nhất, mọi người cũng đều có thể áp dụng.
Chẳng hạn như, với hầu hết những người tham vọng nhất, ta luôn
muốn mọi thứ phải được hoàn thành. Ta bám sát mục tiêu, làm thật nhiều, năng
học hỏi, được thăng tiến, và tiếp tục các dự án mới. Song nhìn lại, ta còn có
cuộc sống cá nhân của riêng mình, thật sai lầm nếu ta không màng đến sự cân
bằng và hạnh phúc tối ưu. Như vậy, tham vọng ở đây cũng được hiểu là ưu tiên
cho gia đình, mở rộng giao lưu quan hệ, theo đuổi sở thích và nhiều niềm vui
khác.
Lời khuyên của Buffett thực sự khiến chúng ta giác ngộ. Vấn đề cấp
thiết cần được ưu tiên giải quyết là phải biết tập trung vào đâu để đơn giản
hóa cuộc sống của mình. Điều đó có nghĩa là biết “nói không” với những thứ
không quan trọng và toàn tâm “nói có” với những gì thực sự quan trọng.
Cựu CEO của Apple, Steve Jobs - “thiên tài” trong mắt người giàu
nhất thế giới Bill Gates - cũng đồng tình với quan điểm yếu tố quan trọng nhất
chính là sự tập trung.
Steve Jobs hoàn toàn ủng hộ khái niệm nói “không” tại Hội nghị các
nhà phát triển Apple toàn cầu năm 1997. Ông nhắn nhủ:
“Mọi người nghĩ tập trung nghĩa là nói “có” với những thứ bạn phải
tập trung. Tuy nhiên, điều đó không hẳn đúng. Bởi nó còn được hiểu là phải nói
không với hàng trăm hàng nghìn ý kiến hay ho từ bên ngoài. Nhất định bạn phải
chọn lọc kỹ lưỡng. Tôi thực sự tự hào với tất cả những gì chúng ta chưa làm hay
những thứ mà chúng ta đã làm được. Cải tiến chính là nói “không” với một nghìn
thứ”.
Có đôi lúc tâm trí ta vang lên lời mời mọc đầy cám dỗ, cố thôi
thúc bản thân đi theo một hướng khác hấp dẫn mới mẻ hơn. Đó chính là lúc bạn
cần dõng dạc đáp trả bằng từ “không” dù tiếng nói ấy cứ văng vẳng “Mình có nên
chớp lấy cơ hội này? Nếu bỏ lỡ sẽ không bao giờ có được lần thứ hai”. Đôi khi
động thái tốt nhất lại chính là yên vị tại chỗ.
7 điều
người thành công nói "không" mỗi ngày
Jim Collins, tác giả nổi tiếng của ấn bản ăn khách nhất mọi thời
đại “Good to Great” (Từ tốt đến vĩ đại) đã từng góp ý rằng thay vì viết ra danh
sách “những việc cần làm”, chúng ta nên lập ra danh sách “những việc ngừng
làm”. Bởi nếu cứ ám ảnh về một đống những việc cần làm trong khi chúng chẳng mấy
quan trọng lại chính là nguyên nhân rút ngắn thời gian nói “có” cho những việc
thực sự đáng làm của tất cả mọi người.
Dưới đây là 7 điều mà những người
thành công nhất thường xuyên nói "không". Có lẽ chúng ta cũng nên xem
xét:
1. Không bận tâm đến các cơ hội và mọi thứ không đem lại giá trị,
không xứng tầm đẳng cấp hoặc không góp phần thúc đẩy sứ mệnh cuộc đời.
2. Không tham gia các sự kiện giao lưu “bề nổi”- nơi mọi người chỉ
trao đổi danh thiếp mà không bao giờ liên lạc với nhau. Tại sao? Bởi những người
thành công không cần mạng lưới, thứ họ cần là xây dựng các mối quan hệ.
3. Không phí thời gian cho những người nhàm chán, tiêu cực, thích
phê phán có khả năng gây suy sụp tinh thần. Thời gian là vàng ngọc, bởi vậy nên
ở bên những người sẽ tiếp thêm sinh lực và thử thách để bạn trở nên tốt hơn.
4. Không làm việc quá tải. Dù đúng là một số người thành công và
nhiều doanh nhân đều cật lực làm việc 60-80 giờ mỗi tuần, nhưng những người rất
thành công không phải là những người nghiện công việc đến nỗi bỏ bê bản thân và
gia đình. Họ nhận ra rằng nếu bản thân mình còn không lo nổi thì sẽ chẳng thể
làm được việc lớn.
5. Không ôm đồm mọi việc. Hãy học cách ủy thác cho người đáng tin
cậy.
6. Không để ai quyết định số phận mình. Trong một lời khuyên khác,
Buffett đã khẳng định: "Bạn phải kiểm soát được thời gian của mình và bạn
không thể nào làm được điều đó trừ khi bạn nói “không”. Đừng để bất cứ ai thay
bạn định đoạt cuộc sống".
7. Không lấy lòng người khác. Người thành công không bao giờ bỏ bê
những ước vọng và mong muốn sâu xa nhất của mình chỉ để đi đáp ứng mong muốn và
khát vọng của người khác.
3 nguyên
tắc tập trung để thành công của Buffett
Để có được thành công, hãy học hỏi từ chính Buffett. Ông đã từng
bước thí điểm bản thân bằng cách thực hành thiết lập mục tiêu nhằm thay đổi
cuộc sống - một biện pháp cực kỳ hiệu quả để tăng hiệu suất công việc và thay
đổi vòng tròn nghề nghiệp. Bài học đó bao gồm 3 bước đơn giản để đặt ra ranh
giới, nói "không" với phân tâm, và cật lực trau dồi để thành công.
1. Hãy viết ra danh sách 25 mục tiêu lớn nhất trong sự nghiệp của
bạn.
2. Khoanh tròn 5 mục tiêu quan trọng phù hợp nhất với bạn. Đó cũng
chính là những mục tiêu cấp thiết nhất.
3. Xóa bỏ hoàn toàn 20 mục tiêu còn lại. Gạch chúng đi dù có ít
nhiều quan trọng.
Theo Buffet, 20 mục tiêu này ít quan trọng hơn và không phải là
những ưu tiên cấp thiết, vì vậy, nếu cứ dồn sức đầu tư vào chúng, sẽ chỉ lãng
phí năng lượng và sự tập trung cho 5 mục tiêu hàng đầu.
Điểm mấu chốt ở đây là nói “không” với những thứ trong danh sách
“cần làm”, trừ những mục tiêu mà bạn dành cả tâm huyết để xác định nó là quan
trọng nhất. Đó mới chính là trọng tâm bạn nên dồn nỗ lực và tập trung đạt được.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét