Thứ Ba, 6 tháng 6, 2023
Lắng nghe để đi xa
Phần 3: Lắng nghe để đi xa
Hôm nay, thương hiệu thể thao này kỷ niệm sinh nhật lần thứ 16 của mình (6/6/2007 - 6/6/2023). Ở độ tuổi thanh niên cường tráng và tràn đầy sức sống này, họ đã sẵn sàng cùng nhau vượt qua những giới hạn nội tại cùng giông bão của thị trường để phát huy nội lực/tiềm lực/năng lực, nắm bắt những cơ hội/vận hội mới.
Thời gian qua, với tinh thần vững tin để có những bước đi vững
chắc, những bước chạy vững chãi, những bước nhảy vững mạnh cùng những bước
chuyển mình vững vàng đã đem lại cho tổ chức những thành quả/thành tựu về kinh
doanh, kinh tế - xã hội đáng tự hào.
Tận mắt thấy những thành công đó trong hành trình phát triển của
thương hiệu này mới thấu & thấm giá trị thật của sự “lắng nghe” trong tổ
chức. Những lời nhắn nhủ, chia sẻ thân tình từ lãnh đạo doanh nghiệp này như là
những hạt mầm thương hiệu gieo rắc vào mảnh đất tâm hồn tôi, để rồi từ đó đâm
chồi nảy lộc thành chuỗi bài viết về chính thương hiệu này như một sự biết ơn,
một lời bộc bạch tự sự & cảm tạ tự tâm:
Muốn nhìn cuộc đời rõ ràng thì phải nhìn cho nó rõ, nhiều người
không muốn nhìn cho rõ mà chỉ thích nó rõ thôi. Không chịu nhìn, không chịu
nghe, không chịu thấu hiểu thì làm sao mà rõ được.
Từ xưa các cụ đã dùng từ “lắng nghe” với ý nghĩa thật hàm xúc, ý
tứ thật sâu xa. “Lắng nghe” = “lắng” + “nghe”. Muốn nghe được rõ thì phải lắng
cái tâm xuống, lắng cái tâm tư duy, cái tâm phán xét. Không lắng tâm lại thì
chỉ giả vờ nghe, hoặc là nghe để đối phó hoặc là nghe để trả lời cho có…đó tức
là chưa từng nghe.
Khi lắng tâm phán xét, lắng tâm tư duy xuống thì mới thực sự là
sẵn sàng để lắng nghe. Nghe để hiểu bản chất của vấn đề, để thấy bản thể của sự
việc, để thẩm bản tính & thấu bản ngã của con người. Khi người lãnh đạo
biết lắng nghe người nhân viên, khi người quản lý biết lắng nghe người nhân
viên, khi người tổ trưởng biết lắng nghe người nhân viên…họ sẽ hiểu nhau.
=> Kỹ thuật “lắng nghe” này là cực kỳ quan trọng cho một tổ
chức có thể đi xa.
Dưới lăng kính thương hiệu, lắng nghe là để nắm bắt tiếng nói
của thị trường, tiếng vọng của thời cuộc và cả tiếng thổn thức của cuộc sống
nhân sinh (người tiêu dùng, người lao động, người quản lý & lãnh đạo…) để
thực sự thấu hiểu & thấu cảm rồi từ đó có những đối sách/quyết sách/chính
sách thực thi, hành xử/ứng xử phù hợp với bối cảnh/hoàn cảnh/tình cảnh.
Khi những con người trong tổ chức cùng hoà nhịp đập trái tim với
chung bàn tay, khối óc tiến về phía trước, tổ chức đó sẽ cất cánh bay cao. Thực
sự, Pro Sports hôm nay đã và đang là một tập thể vững mạnh, một thực thể đại
diện của Việt Nam sống động đầy tự tin, tự hào sánh bước cùng những tên tuổi
lớn trong làng thời trang quốc tế như: Adidas, Puma, Basil, Reima, LC waikiki,
Revolition Race…
Tôi tin rằng, với những chia sẻ sâu sắc như thế từ một người lãnh đạo đại diện cho thương hiệu được truyền tải qua tinh thần “lắng nghe” và “chia sẻ”, cá tính và phong cách thể thao mạnh mẽ cùng những lựa chọn hướng đi sáng suốt “từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong” thì thương hiệu này sẽ như được chắp thêm đôi cánh hải âu tự do bay lượn cao xa trên biển trời bao la mênh mông sóng nước.
(...Còn nữa)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét