Thứ Ba, 13 tháng 6, 2023
Từ quy trình đến quy mô
Trong hệ thống vận hành doanh nghiệp tuỳ theo ngành nghề, lĩnh
vực và cơ cấu tổ chức mà có đến hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn quy
trình sản xuất kinh doanh. Chúng có thể hoạt động riêng lẻ hoặc liên kết với
nhau. Nhưng thông thường để một bộ máy doanh nghiệp vận hành trơn tru thì các
quy trình tác nghiệp công việc thường liên kết, liên thông lại với nhau thành
một thể thống nhất. Luồng quy trình lưu thông phản ánh tình trạng công việc
chôi chảy, không bị ách tắc từ đầu vào đến đầu ra.
Quy mô phản ánh sự tăng trưởng, phát triển và khả năng đáp ứng
nhu cầu thị trường của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ thường trăn trở về quy mô
– cách nhân rộng sản phẩm, thương hiệu, đội nhóm, khách hàng và trên hết, trở
thành một công ty bền vững. Tuy nhiên, để đạt được quy mô thì trước tiên doanh
nghiệp cần hoàn thiện và đóng gói toàn bộ hệ thống quy trình vận hành của mình.
Thiếu vắng hệ thống quy trình thì doanh nghiệp khó đạt được quy
mô bởi lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp khó bề kiểm soát hiệu quả, kết quả công
việc. Mất kiểm soát trong doanh nghiệp là tình trạng phổ biến hiện nay mà
nguyên nhân bên trong liên quan trực tiếp đến hệ thống quy trình nội bộ: Quy
trình chưa sát với nghiệp vụ thực tiễn, thiếu cải tiến và đánh giá thường
xuyên, cóp nhặt bên ngoài, làm cho có để ứng phó với những tình huống trước
mắt…
Doanh nghiệp cần nhìn nhận, đầu tư xây dựng hệ thống quy trình
riêng đồng thời coi hệ thống quy trình trong tổ chức mình không chỉ là công cụ
quản lý mà còn là một loại hình tài sản trí tuệ, một lợi thế cạnh tranh quan
trọng. Quy trình là hệ thống “động” chứ không phải là hệ thống “tĩnh” làm một
lần rồi thôi. Hoàn thiện hệ thống quy trình để đóng gói mô hình doanh
nghiệp/nhà máy/cửa hàng/sản phẩm rồi mới tiến hành nhân bản hoạt động của nó để
tăng trưởng về quy mô. Như vậy, quy trình góp phần tăng trưởng quy mô, quy mô
lại giúp hoàn thiện hoá hệ thống quy trình.
Từ thực tiễn kinh thương, dưới góc nhìn thương hiệu. Nhiều doanh
nghiệp Việt Nam - mặc dù là các công ty ăn nên làm ra, thậm chí dẫn đầu thị
trường xét theo các khía cạnh vận hành, từ đóng gói quy trình đến nhân bản quy
mô – vẫn chỉ đơn thuần là kinh doanh chứ không phải là thương hiệu, bởi vì họ
không sở hữu được một ý niệm/ý tưởng mạnh mẽ trong tâm tưởng của khách hàng
cùng các chủ thể liên quan.
(…Còn nữa)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 17 )
- Đạo đức kinh doanh ( 53 )
- Internet Marketing ( 16 )
- Khởi nghiệp ( 135 )
- Lãnh đạo ( 181 )
- Marketing Online ( 18 )
- Quản lý ( 143 )
- Quản trị nhân lực ( 38 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 77 )
- Tiếp thị liên kết ( 9 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 63 )
- Triết lý kinh doanh ( 117 )
- Truyền thông ( 61 )
- Truyền thông nội bộ ( 38 )
- Truyền thông tiếp thị ( 34 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 54 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét