Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023
Giải "bài toán đố" bằng công nghệ số
Giai đoạn cuối 2019 - đầu 2022, đại dịch COVID-19 đến và đi đã khiến cho cả thế giới chao đảo, tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Doanh nghiệp đóng cửa, người lao động mất việc làm, kinh tế - xã hội bất ổn, lòng người bất an, kèm theo những mất mát lớn về người đã ảnh hưởng mạnh đến tâm lý, tư duy, thói quen, hành vi… của cả nhân loại.
Trong khi chờ đợi vaccine, doanh nghiệp vẫn cần tiếp tục hoạt
động. Nhưng tốc độ lây lan nhanh của các biến chủng virus buộc các doanh nghiệp
phải thay đổi cách tổ chức, vận hành trong việc kết nối hiệu quả, giữa nhân
viên - doanh nghiệp - khách hàng - chính quyền. Covid-19 đã gây ra nhiều tổn
thất cho nền kinh tế, ảnh hưởng lớn nhất là gián đoạn và đứt gãy chuỗi cung ứng
toàn cầu.
Giai đoạn cuối 2022 - nay, cơn bão Covid-19 tạm lắng lại thì đợt
khủng hoảng/suy giảm kinh tế vĩ mô theo chu kỳ mới lại diễn ra cùng với cuộc
CMCN 4.0 phát triển như vũ bão, chiến tranh diễn ra ở một số nơi trên thế giới…
doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động vận hành trở lại cũng gặp rất nhiều khó
khăn về dòng tiền, nhân sự, đơn hàng...
Các doanh nghiệp đã và đang đứng trước những lựa chọn quan trọng
hoặc là phải thay đổi/chuyển đổi cho phù hợp với xu thế tương lai hoặc là dừng
cuộc đua nhường lại sân chơi cho các đối thủ cạnh tranh vì họ cũng đang tìm
cách xoay chuyển cục diện.
Trong bối cảnh phức tạp và thị trường biến động khôn lường như
vậy, doanh nghiệp muốn phục hồi và phát triển cần làm gì?
Khủng hoảng chính là thời điểm vàng để các doanh nghiệp chuyển
mình. Công nghệ số chính là lời giải cho bài toán đố. Công nghệ vừa là động
lực, vừa là công cụ/phương tiện cho việc chuyển đổi. Chuyển đổi số từ cốt lõi
đến toàn diện là con đường sáng nhất cho các doanh nghiệp tái sản xuất, tái cấu
trúc, phục hồi và phát triển.
Công nghệ đã là công cụ hỗ trợ đắc lực cho ngành y tế trong truy
vết, khoanh vùng, dập dịch. Công nghệ cũng hỗ trợ mọi người có thể kết nối
không tiếp xúc để đảm bảo phòng chống dịch như Zoom, Microsoft Teams và Google
Meet… là những phần mềm/ứng dụng giúp mọi người giao tiếp, trao đổi, hội họp với
nhau ngay cả trong thời điểm giãn cách xã hội trên diện rộng.
Như vậy, trong bối cảnh cơ hội và thách thức đan xen khó lường,
công nghệ tuy không phải là “chiếc đũa thần” nhưng công nghệ sẽ giúp cho doanh
nghiệp trở lên linh hoạt hơn, nhờ thế hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn,
hiệu quả hơn.
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét