Thứ Tư, 11 tháng 10, 2023
Phòng ngự chặt, phản công nhanh
Trong cuộc sống, con người giao tiếp với nhau bằng tín hiệu tương tự, biểu diễn dưới dạng giọng nói. Còn trong môi trường số, các thiết bị tính toán giao tiếp với nhau bằng tín hiệu số, biểu diễn dưới dạng tín hiệu nhị phân là 0 và 1.
Công nghệ số, hiểu theo
nghĩa rộng, là công nghệ xử lý tín hiệu số, hay công nghệ thông tin. Còn trong
bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), công nghệ số, hiểu
theo nghĩa hẹp, là một bước phát triển cao hơn của công nghệ thông tin, cho
phép tính toán nhanh hơn, xử lý dữ liệu nhiều hơn, truyền tải dung lượng lớn
hơn, với chi phí rẻ hơn.
Chính sự phát triển
đột phá này của công nghệ đã cho phép chuyển đổi số một cách tổng thể và toàn
diện mà trước kia không thể làm được. Bốn công nghệ số tiêu biểu thúc đẩy tiến
trình chuyển đổi số là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), Dữ liệu
lớn (Big Data), Điện toán đám mây (Cloud). Ngoài ra, chuỗi khối (Block Chain)
cũng là một công nghệ số quan trọng của chuyển đổi số.
Chuyển đối số là quá
trình/tiến trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách
sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Đây cũng
là sự khác biệt giữa ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số
(CĐS). Ứng dụng CNTT là tối ưu hoá quy trình đã có, theo mô hình hoạt động đã
có, để cung cấp dịch vụ đã có. Còn CĐS là thay đổi quy trình mới, thay đổi mô
hình hoạt động mới, để cung cấp dịch vụ mới hoặc cung cấp dịch vụ đã có theo
cách mới.
Từ thực tiễn Việt Nam,
đa phần các doanh nghiệp sản xuất/Nhà máy mà chúng tôi có cơ hội tiếp cận và cơ
duyên đồng hành đều đã và đang có những hoạt động ứng dụng CNTT tích cực với
các phần mềm đơn lẻ (kế toán, nhân sự, bán hàng…) mà chưa có hệ thống số tổng
thể được tuỳ chỉnh phù hợp, phần cứng và máy móc cũ nhưng vẫn còn giá trị sử
dụng chưa được giám sát hiệu suất… tức là, CĐS của doanh nghiệp đang ở giai
đoạn phòng vệ còn lỏng lẻo, rời rạc nên chưa thể tối ưu hoá hoạt động quản trị
vận hành để có thể đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi/yêu cầu ngày càng khắt khe của
thị trường, khách hàng, đối tác.
Các đối tác/khách hàng
của doanh nghiệp sản xuất/Nhà máy Việt Nam là các doanh nghiệp FDI Âu, Mỹ,
Nhật, Hàn… đầu chuỗi. Họ thường xuyên có các hoạt động đánh giá, lựa chọn lại
các Nhà cung cấp. Và một trong các tiêu chí quan trọng lựa chọn Nhà cung cấp
của họ là Nhà máy/doanh nghiệp sản xuất được quản trị bằng hệ thống số/công
nghệ số nhằm kiểm soát năng suất, chất lượng, chi phí, tiến độ…của đơn đặt hàng
theo thời gian thực.
Việc ứng dụng CNTT
trước đây chỉ nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động quản trị vận hành của doanh
nghiệp (phòng ngự), nhưng giờ đây CĐS là chiến lược phát triển của doanh nghiệp
(phản công). Chuyển đổi số tác động đến tất cả các khía cạnh chiến lược của
doanh nghiệp như: khách hàng, cạnh tranh, sản phẩm/dịch vụ, nhà cung cấp, chuỗi
giá trị, tài sản, đổi mới, toàn cầu hoá, cấu trúc, quy trình, mô hình, văn hoá…
Như vậy, với chuyển
đổi số, thay vì thụ động thì doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn chiến lược
phát triển của mình: Phòng ngự/CĐS bên trong doanh nghiệp; Phản công /CĐS hướng
ra thị trường hoặc Kết hợp giữa phòng ngự chặt với phản công nhanh.
(Còn nữa…)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét