Thứ Hai, 16 tháng 10, 2023
Văn hoá là “chìa khoá” của chuyển đổi
Khi nhắc tới “chuyển đổi số”, công nghệ thường là yếu tố đầu tiên xuất hiện trong tâm trí chúng ta. Một số doanh nghiệp mà tôi từng biết, họ kỳ vọng nhiều vào công nghệ, rằng công nghệ số sẽ làm thay đổi mọi thứ từ vận hành cho đến vận mệnh của mình. Thế nhưng, thực tế công nghệ lại là yếu tố thứ yếu, là công cụ/dụng cụ/phương tiện đồng hành cùng các doanh nghiệp tới sự thành công.
“Chuyển đổi” là liên quan đến
con người, bởi con người, do con người; từ chuyển đổi nhận thức đến tư duy, từ
tâm lý đến hành vi, từ thái độ đến thói quen…đây là việc không dễ dàng. Tuy
nhiên, mọi thứ đều có thể thay đổi, có một điều không thay đổi đó chính
là sự thay đổi. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần hình thành và phát triển văn hoá
của sự thay đổi/đổi mới để hỗ trợ, dung hoà, đồng bộ hoá tiến trình chuyển đổi.
“Số” là liên quan đến công nghệ
số/công cụ số/hệ thống số, không chỉ là công nghệ này đổi sang công nghệ kia, hệ
thống này thay bằng hệ thống khác mà còn là những tri thức số, kỹ năng số, dữ
liệu số…cần thiết cho công việc nhằm nâng cao hiệu năng, tăng hiệu suất trong suốt
cả tiến trình chuyển dịch/đổi thay.
Văn hoá là thuộc về con người,
gắn bó với con người trên mọi không gian và thời gian trong dòng chảy của cuộc
sống. Do vậy, văn hoá cũng vô tận như sự vô tận của không gian và thời gian; đó
là sự vô tận của đời sống con người.
Công nghệ số và mô hình kinh
doanh mới đang góp phần thúc đẩy quá trình tái cấu trúc đột phá của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố công nghệ, lãnh đạo doanh nghiệp cần nhìn nhận và
đánh giá toàn diện yếu tố con người bên trong cơ cấu tổ chức, đặc biệt là văn
hóa và sự tương tác giữa con người với công nghệ. Đây là những yếu tố mang lại nhiều
ý nghĩa, khẳng định rằng văn hóa mới là chìa khóa nền tảng, quyết định thành
công của “chuyển đổi số”.
Doanh nghiệp chủ động xây dựng văn
hóa số sẽ trở nên linh hoạt và nhạy bén hơn với những biến động thị trường;
hạn chế được những xung đột, mâu thuẫn, bất cập…dẫn đến đổ vỡ/tạm dừng/thất bại
trong hợp tác/phối hợp của tiến trình chuyển đổi; khuyến khích người lao động liên
tục nâng cao kỹ năng số, phát huy những điểm mạnh và khả năng tuỳ biến trước những
thách thức số để duy trì tiến trình chuyển đổi; văn hoá số giúp doanh nghiệp nâng
cao sức cạnh tranh thông qua khả năng thích ứng và khai thác hiệu quả công nghệ…
Để kinh tế số phát triển ổn định
dựa trên sự tăng trưởng đột phá của công nghệ số thì công nghệ và những lợi ích
kinh tế cần được phát triển hài hòa với văn hóa để những chủ thể liên quan được
thụ hưởng trọn vẹn những thành tựu của công nghệ và văn hóa theo đúng nghĩa của
nó.
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét