Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2025

Tinh thần tự chủ
Tục ngữ ta có câu: “Dù ai nói ngả nói nghiêng,
lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Câu này biểu đạt đại ý khi “lòng ta” đã
quyết, thì dù người khác có gièm pha hay ngăn cản, gương mặt vẫn bình thản tươi
vui. Khi ta nhận ra số phận và tương lai của bản thân đều nằm trong chính mình
thì ta trở nên vững vàng, tự tin hơn bao giờ hết. "Dù bạn là ai, bạn đến
từ đâu, cơ hội thành công luôn khởi đầu từ bạn"- Oprah Winfrey.
Xã hội vốn đẹp đẽ xen kẽ thị phi, nhưng giữ
“tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến” và vững tin hướng tới tương lai thì ta dễ
bề gặt hái thành quả. Đừng chỉ thụ động mong vào tương lai, chờ nơi “ngoại
giới” mà còn phải chủ động kiếm ở lịch sử, tìm chốn “nội thân” thực tại. Điều
ta cần làm là biết kiểm soát sự việc và chủ động nắm bắt, tạo dựng tương lai
cho chính mình.
Tuy nhiên, để làm được điều đó, ta cần phát
huy được tinh thần tự chủ – một trong những phẩm giá của con người. Đây cũng là
một đức tính quan trọng hàng đầu trong hành trình thay đổi, phát triển bản
thân:
+ Với tinh thần tự chủ, bạn sống thật với
chính mình. Sống thật có nghĩa là sống bằng cả trái tim. Sống bằng cả trái tim
đồng nghĩa với việc khám phá trọn vẹn ý nghĩa và giá trị của cuộc sống. Con tim
mơ tới tương lai, con tim luôn sống cùng niềm hy vọng. Bạn tôn trọng chính mình
& lắng nghe tiếng thổn thức của trái tim mình?
+ Với tinh thần tự chủ, bạn dấn thân kiếm tìm
nơi mà bạn muốn thuộc về. Ở nơi đó, bạn phát huy được hết tài năng lẫn tiềm
năng để trở thành con người mà bạn muốn trở thành. Bạn sẵn sàng vượt thoát bóng
tối & tìm đường mở lối?
+ Với tinh thần tự chủ, bạn sẵn lòng đón nhận
cơ hội mà cuộc sống dành tặng riêng cho bạn? Bạn sẵn sàng chấp nhận thử thách
và thay đổi cuộc đời mình? Bạn vững tin bước tới tự do & vun đắp ngày mai
cho cuộc sống ấm no?
Bạn hãy khởi động với tinh thần tự chủ, vì lợi
lạc của nhân thân, thân nhân & cuộc sống tốt đẹp của nhân quần!
Bạn chân thật, chúng tôi chân thành. Dưới lăng
kính tự chủ đa chiều, chúng ta tương hợp với nhau. Vậy, tại sao chúng ta không
tương tác cùng nhau và tương phùng bên nhau nhỉ!? “Đồng thanh tương ứng, đồng
khí tương cầu” mà. Tại sao không, bạn nhỉ!!!???

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2024

Phép nhiệm màu
[Phần 2: Phép nhiệm màu]
Khoảng 05 năm trở lại đây, cứ đến ngày 13/10 hàng năm tôi đều
viết về một chủ đề nào đó mà mình quan tâm, trải nghiệm và chiêm nghiệm có liên
quan đến doanh nhân và doanh nghiệp.
Ngày này, 03 năm về trước (13/10/2021), tôi đã viết về chủ đề
“doanh nhân hạnh phúc” trong bối cảnh khủng hoảng y tế & kinh tế toàn cầu
do Covid-19 mà trong lòng lâng lâng cảm xúc.
Ngày hôm nay, sau 03 năm (13/10/2024) tôi thực sự đang bước tới
tự do trên con đường thênh thang rộng mở mang tên “kinh doanh hạnh phúc” mà
trong lòng không khỏi ngỡ ngàng. Hơn thế nữa, cùng với CON ĐƯỜNG là MÔI TRƯỜNG
làm việc mà tôi đã mô tả là: “hay ho, hoàn hảo hoà với KHÔNG KHÍ làm việc hân
hoan, hồ hởi, hào hứng, hăng hái cùng những mối quan hệ công việc hoà hợp…đó là
nơi làm việc lý tưởng hay nơi “đất lành chim đậu””.
Với tôi, những điều trăn trở băn khoăn lúc đó được viết ra nay
đã thành hiện thực. Phải chăng, đó là phép nhiệm màu!?
Tôi xin mượn lời chúc năm nào mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị:
“Chúc anh/chị/em và các bạn DOANH NHÂN với NIỀM HẠNH PHÚC VÔ BỜ
sẵn sàng đưa con thuyền doanh nghiệp giương buồm vượt sóng ra khơi đánh bắt xa
bờ khi biển xanh lặng gió đang chờ!!!”


Trái tim tỉnh thức
[Phần 1: Trái tim tỉnh thức]
Tôi học ngành kinh tế, tôi hành nghề kinh doanh. 20 năm nay
(2004-2024), rời ghế giảng đường là những tháng năm tôi sải bước thương trường.
Cuối cùng, tôi cũng tìm thấy một con đường – với một tầm nhìn đủ sâu, một mô
hình kinh doanh cấp tiến đủ rộng - là sự sáng tạo, là sự kết hợp hoàn hảo
(hybrid) & phù hợp nhất với những giá trị cốt lõi của bản thân mình. Không
sớm hơn, cũng chẳng muộn hơn, chỉ là “hữu duyên” hấp dẫn lẫn nhau, hoà hợp vào
nhau kịp thời & đúng lúc như một sự sắp đặt ngẫu nhiên của tạo hoá (master
plan).
Sau những tháng năm dài loay hoay vượt thoát bóng tối & tìm
đường mở lối. Tôi dừng lại, nâng cấp bản thân, nhìn sâu vào bên trong nội tâm
& trông rộng ra bên ngoài ngoại giới; lúc thì “khai thị” & khi lại
“khai tâm”… Quả thực, khi tôi mở lòng ra đón nhận những điều mới mẻ (với những
góc nhìn mới) thì cũng là lúc một khoảng trời bao la rộng mở hiện về trước mắt
tôi - một đại lộ thênh thang ngập tràn ánh sáng. Tôi ngỡ ngàng với những cảm
xúc vỡ oà như lúc chàng Alibaba đọc thần chú “Vừng ơi! mở cửa ra”.
Ngay lúc ấy, từ trong sâu thẳm, tôi đã thấy vầng dương – một
vầng chân lý chói qua tim.
Tôi tiếp tục lên đường, với hành trang trên vai, hành lý trong
tay, hành trình phía trước…tôi vững tin đem yêu thương bước tới tự do.
(Còn nữa…)



Tâm tĩnh tại
Tâm tĩnh tại là mảnh đất tốt tươi, là môi trường tốt lành cho những sự tốt đẹp trong tôi & quanh tôi đâm chồi nảy lộc.
Đó cùng là lúc & là nơi cái tôi phiên bản mới bắt đầu hiển
lộ & biểu đạt; bắt đầu hấp thụ & chuyển hoá mọi thứ liên quan đến nó
theo hướng: tốt hơn & đẹp hơn; trong hơn & sáng hơn; sâu hơn & sắc
hơn…
Với tinh thần chủ động dấn thân “đi một ngày đàng”, “tầm sư học
đạo” và tâm thế tìm cầu những “điều hay lẽ phải”, “tìm lại chính mình”…thì tâm
tĩnh tại giúp cho tiến trình “gạn đục khơi trong” này diễn ra liên tục, nhanh
hơn, mạnh mẽ hơn & hiệu quả hơn.
Cuối cùng, với tâm tĩnh tại thì "chân tâm tài tất
đáo".


Tìm lại chính mình
[Phần 2: Tìm lại chính mình]
Trong bối cảnh kinh doanh chung, bên cạnh những phương cách quản
lý cụ thể hay tổng thể, toàn diện hay cục bộ đang mất dần tính hiệu lực hay sự
hiệu quả thì giải pháp tăng cường năng lực lãnh đạo có thể là cứu cánh và khả
thi nhất cho nhiều tổ chức/doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay.
Lãnh đạo là sáng tạo và thay đổi. Mà sáng tạo là thay đổi &
thay đổi là phát triển. Do vậy, chú trọng & tăng cường công tác lãnh đạo
đặc biệt là lãnh đạo bản thân/tự thân song hành với lãnh đạo tổ chức là hoạt
động đầu tư mũi nhọn cho sự ổn định & phát triển của doanh nghiệp/tổ chức.
Lãnh đạo là tạo ảnh hưởng, tạo động lực, tạo cảm hứng, tạo niềm
đam mê cho chính mình rồi lan toả tới những người xung quanh mình. Lãnh đạo bản
thân/tự thân là khai mở được những giá trị vô giá và quyền lực vô hạn ở trong
tâm. Lãnh đạo thành công là khi khai phóng được con người thật nhất, tốt nhất,
đẹp nhất, đáng yêu nhất, tự do nhất và tuyệt vời nhất của chính mình.
(Còn nữa…)

Thứ Hai, 16 tháng 10, 2023

Văn hoá là “chìa khoá” của chuyển đổi
Khi nhắc tới “chuyển đổi số”, công nghệ thường là yếu tố đầu tiên xuất hiện trong tâm trí chúng ta. Một số doanh nghiệp mà tôi từng biết, họ kỳ vọng nhiều vào công nghệ, rằng công nghệ số sẽ làm thay đổi mọi thứ từ vận hành cho đến vận mệnh của mình. Thế nhưng, thực tế công nghệ lại là yếu tố thứ yếu, là công cụ/dụng cụ/phương tiện đồng hành cùng các doanh nghiệp tới sự thành công.
“Chuyển đổi” là liên quan đến
con người, bởi con người, do con người; từ chuyển đổi nhận thức đến tư duy, từ
tâm lý đến hành vi, từ thái độ đến thói quen…đây là việc không dễ dàng. Tuy
nhiên, mọi thứ đều có thể thay đổi, có một điều không thay đổi đó chính
là sự thay đổi. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần hình thành và phát triển văn hoá
của sự thay đổi/đổi mới để hỗ trợ, dung hoà, đồng bộ hoá tiến trình chuyển đổi.
“Số” là liên quan đến công nghệ
số/công cụ số/hệ thống số, không chỉ là công nghệ này đổi sang công nghệ kia, hệ
thống này thay bằng hệ thống khác mà còn là những tri thức số, kỹ năng số, dữ
liệu số…cần thiết cho công việc nhằm nâng cao hiệu năng, tăng hiệu suất trong suốt
cả tiến trình chuyển dịch/đổi thay.
Văn hoá là thuộc về con người,
gắn bó với con người trên mọi không gian và thời gian trong dòng chảy của cuộc
sống. Do vậy, văn hoá cũng vô tận như sự vô tận của không gian và thời gian; đó
là sự vô tận của đời sống con người.
Công nghệ số và mô hình kinh
doanh mới đang góp phần thúc đẩy quá trình tái cấu trúc đột phá của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố công nghệ, lãnh đạo doanh nghiệp cần nhìn nhận và
đánh giá toàn diện yếu tố con người bên trong cơ cấu tổ chức, đặc biệt là văn
hóa và sự tương tác giữa con người với công nghệ. Đây là những yếu tố mang lại nhiều
ý nghĩa, khẳng định rằng văn hóa mới là chìa khóa nền tảng, quyết định thành
công của “chuyển đổi số”.
Doanh nghiệp chủ động xây dựng văn
hóa số sẽ trở nên linh hoạt và nhạy bén hơn với những biến động thị trường;
hạn chế được những xung đột, mâu thuẫn, bất cập…dẫn đến đổ vỡ/tạm dừng/thất bại
trong hợp tác/phối hợp của tiến trình chuyển đổi; khuyến khích người lao động liên
tục nâng cao kỹ năng số, phát huy những điểm mạnh và khả năng tuỳ biến trước những
thách thức số để duy trì tiến trình chuyển đổi; văn hoá số giúp doanh nghiệp nâng
cao sức cạnh tranh thông qua khả năng thích ứng và khai thác hiệu quả công nghệ…
Để kinh tế số phát triển ổn định
dựa trên sự tăng trưởng đột phá của công nghệ số thì công nghệ và những lợi ích
kinh tế cần được phát triển hài hòa với văn hóa để những chủ thể liên quan được
thụ hưởng trọn vẹn những thành tựu của công nghệ và văn hóa theo đúng nghĩa của
nó.

Thứ Tư, 11 tháng 10, 2023

Toạ đàm Lý Quang Diệu
[Những bài học về xây dựng sự nghiệp trường tồn]
Một buổi sáng đầy nắng
của mùa Thu Hà Nội (06/10/2023) đã diễn ra buổi Toạ đàm thân mật và ý nghĩa tại
Văn phòng Omega Plus Books, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Cố Thủ tướng
Singapore Lý Quang Diệu và 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam –
Singapore.
Diễn giả là PGS TS Vũ
Minh Khương - Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, với sự tham dự
của Ngài Đại sứ Singapore Jaya Ratnam, cùng các khách mời.
Tôi cũng là một độc
giả quen thuộc của Omega Plus Books/Alpha Books và Tác giả TS Vũ Minh Khương.
Buổi toạ đàm tuy ngắn, nhưng cũng đã truyền tải được một số bài học và thông
điệp bổ ích từ câu chuyện của ông Lý Quang Diệu và sự phát triển đất nước
Singapore.
Nội dung quan trọng
xoay quanh 03 từ khoá mà tôi tự cô đọng lại cho mình tại buổi Toạ đàm là: [Áp
lực – Động lực – Năng lực]. Cùng với thời gian, những nội dung quan trọng này
sẽ được phân tích, luận bàn kỹ hơn trong những bài viết sau.


Thứ Hai, 24 tháng 7, 2023

Ơi cuộc sống mến thương
Có
chú chim non nho nhỏ
Cất tiếng líu lo như
muốn ngỏ
Buổi sáng quanh ta như
xao động
Như bầu trời xanh ươm
ước mơ.
Này chú chim ơi cho
nhắn gửi
Lời hát tin yêu trong
trái tim mọi người
Cuộc sống hôm nay tuy
vất vả
Nhưng cuộc đời ơi ta
mến thương.
Ta đã nghe trong tiếng
cười
Đường tương lai đang
rực rỡ
Ta đã nghe trong tim
mình
Lời yêu thương của con
người.
---
[Nhạc sĩ: Nguyễn Ngọc
Thiện]

Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2023

Từ long đong đến thong dong
Mấy lời tâm sự trong ánh mắt trong
Tổ chức long đong ngày
đêm thao luyện
Văn hoá kinh doanh
đúng là thân thiện
Truyền thông tiếp thị
mới làm nên chuyện.
Đổi mới sáng tạo hẳn
là phương diện
Dịch vụ năm sao khách
hàng thuận tiện
Đối tác trung thành
thực là dấu triện
Thương hiệu thong dong
chính là vương miện.
(…Còn nữa)

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2023

Lắng nghe để đi xa
Phần 3: Lắng nghe để đi xa
Hôm nay, thương hiệu thể thao này kỷ niệm sinh nhật lần thứ 16 của mình (6/6/2007 - 6/6/2023). Ở độ tuổi thanh niên cường tráng và tràn đầy sức sống này, họ đã sẵn sàng cùng nhau vượt qua những giới hạn nội tại cùng giông bão của thị trường để phát huy nội lực/tiềm lực/năng lực, nắm bắt những cơ hội/vận hội mới.
Thời gian qua, với tinh thần vững tin để có những bước đi vững
chắc, những bước chạy vững chãi, những bước nhảy vững mạnh cùng những bước
chuyển mình vững vàng đã đem lại cho tổ chức những thành quả/thành tựu về kinh
doanh, kinh tế - xã hội đáng tự hào.
Tận mắt thấy những thành công đó trong hành trình phát triển của
thương hiệu này mới thấu & thấm giá trị thật của sự “lắng nghe” trong tổ
chức. Những lời nhắn nhủ, chia sẻ thân tình từ lãnh đạo doanh nghiệp này như là
những hạt mầm thương hiệu gieo rắc vào mảnh đất tâm hồn tôi, để rồi từ đó đâm
chồi nảy lộc thành chuỗi bài viết về chính thương hiệu này như một sự biết ơn,
một lời bộc bạch tự sự & cảm tạ tự tâm:
Muốn nhìn cuộc đời rõ ràng thì phải nhìn cho nó rõ, nhiều người
không muốn nhìn cho rõ mà chỉ thích nó rõ thôi. Không chịu nhìn, không chịu
nghe, không chịu thấu hiểu thì làm sao mà rõ được.
Từ xưa các cụ đã dùng từ “lắng nghe” với ý nghĩa thật hàm xúc, ý
tứ thật sâu xa. “Lắng nghe” = “lắng” + “nghe”. Muốn nghe được rõ thì phải lắng
cái tâm xuống, lắng cái tâm tư duy, cái tâm phán xét. Không lắng tâm lại thì
chỉ giả vờ nghe, hoặc là nghe để đối phó hoặc là nghe để trả lời cho có…đó tức
là chưa từng nghe.
Khi lắng tâm phán xét, lắng tâm tư duy xuống thì mới thực sự là
sẵn sàng để lắng nghe. Nghe để hiểu bản chất của vấn đề, để thấy bản thể của sự
việc, để thẩm bản tính & thấu bản ngã của con người. Khi người lãnh đạo
biết lắng nghe người nhân viên, khi người quản lý biết lắng nghe người nhân
viên, khi người tổ trưởng biết lắng nghe người nhân viên…họ sẽ hiểu nhau.
=> Kỹ thuật “lắng nghe” này là cực kỳ quan trọng cho một tổ
chức có thể đi xa.
Dưới lăng kính thương hiệu, lắng nghe là để nắm bắt tiếng nói
của thị trường, tiếng vọng của thời cuộc và cả tiếng thổn thức của cuộc sống
nhân sinh (người tiêu dùng, người lao động, người quản lý & lãnh đạo…) để
thực sự thấu hiểu & thấu cảm rồi từ đó có những đối sách/quyết sách/chính
sách thực thi, hành xử/ứng xử phù hợp với bối cảnh/hoàn cảnh/tình cảnh.
Khi những con người trong tổ chức cùng hoà nhịp đập trái tim với
chung bàn tay, khối óc tiến về phía trước, tổ chức đó sẽ cất cánh bay cao. Thực
sự, Pro Sports hôm nay đã và đang là một tập thể vững mạnh, một thực thể đại
diện của Việt Nam sống động đầy tự tin, tự hào sánh bước cùng những tên tuổi
lớn trong làng thời trang quốc tế như: Adidas, Puma, Basil, Reima, LC waikiki,
Revolition Race…
Tôi tin rằng, với những chia sẻ sâu sắc như thế từ một người lãnh đạo đại diện cho thương hiệu được truyền tải qua tinh thần “lắng nghe” và “chia sẻ”, cá tính và phong cách thể thao mạnh mẽ cùng những lựa chọn hướng đi sáng suốt “từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong” thì thương hiệu này sẽ như được chắp thêm đôi cánh hải âu tự do bay lượn cao xa trên biển trời bao la mênh mông sóng nước.
(...Còn nữa)

Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2023

Từ tổ chức đến tổ quốc
[Phần 1: Từ tổ chức đến tổ quốc]
Trong hành trình tác nghiệp và học tập của
mình, tôi đã đến nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, làm nhiều việc với nhiều doanh
nghiệp/thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, đến với doanh nghiệp này, ngay từ lần
“chạm mặt” đầu tiên với vị lãnh đạo cao nhất của tổ chức. Được lắng nghe, được
trao đổi, được tận mắt chứng kiến…rất nhiều điều giá trị pha chút thú vị.
“Trên hành trình đi tìm lẽ sống, nguồn năng
lượng và tri thức mới cho sự phát triển của một tổ chức”. Thì đó thực sự là
những điều tinh tuý đầy sức lôi cuốn và lan toả mạnh mẽ dễ khiến cho lòng người
lay động.
Và hôm nay (1/6/2023), như thường kỳ, một
trong những nét đặc trưng của thương hiệu này là Lễ Chào Cờ đầu tháng: Cứ đến
ngày đầu tiên hàng tháng, toàn thể đội ngũ cùng nhau làm Lễ Chào Cờ. Điều này
tưởng như rất đỗi bình thường nhưng chính niềm tự hào trong tổ chức (với tổ
quốc - nơi tổ chức sinh ra và lớn lên) đã tạo ra những thành tựu/thành quả,
thành tích/kỳ tích phi thường trong bối cảnh bất thường của hiện tại.
(...Còn nữa)

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021

Trung Thu đậm tình
Trung Thu xưa, yên bình trong không khí thân tình. Chị Hằng lên cao soi bóng sân Đình, in hình chú Cuội. Trẻ em nô nức rước đèn ông Sao trong niềm hân hoan vui sướng biết bao.
Trung Thu nay, dịch dã tràn lan khắp thế gian. Thành phố trang hoàng dưới ánh đèn vàng, ánh trăng mờ ảo. Người lớn háo hức tìm về miền ký ức trong niềm vui chung sức chống dịch.
Chúc anh/chị/em một mùa Trung Thu 2021 đậm tình bên mái ấm gia đình!!!

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2020

Thế chân kiềng cộng tác
“Tết” doanh nhân
(13/10) là ngày tôn vinh những người chiến binh trên mặt trận kinh thương với
tinh thần chịu thương và tâm thế chịu khó (sẵn sàng, quả cảm).
Viết về doanh nhân,
có vô vàn chủ đề cần thiết, thôi thì chọn một chủ đề vừa cần thiết vừa cấp
thiết đó là SỰ HỢP TÁC hay SỰ CỘNG TÁC trong kinh doanh. Dễ thấy, mọi thành quả
kinh thương lớn nhỏ được tạo ra hay hậu quả kinh tế gây ra là do SỰ CỘNG TÁC thành
công hay thất bại của doanh nhân.
THẾ CHÂN KIỀNG CỘNG
TÁC (hàm ý vững chãi) ở đây gồm 03 chân được rút ra từ những trải nghiệm thực
tiễn của cá nhân người viết đó là: SỰ TÔN TRỌNG; SỰ TIN CẬY; SỰ HIỂU BIẾT.
Cả 03 chân kiềng này
khi đứng độc lập đều cần gắn liền với yếu tố “lẫn nhau” tức có qua có lại (tôn
trọng lẫn nhau, tin cậy lẫn nhau, hiểu biết lẫn nhau). Tuy nhiên, điều kiện đủ
để 03 chân kiềng kết nối thành một thể thống nhất vững chãi là có sự tham gia
của nền tảng GIAO TIẾP chân thật đa chiều – như chiếc cầu nối. Tức là, để tôn trọng nhau
hơn; tin cậy nhau hơn; hiểu biết nhau hơn thì cần giao tiếp, tương tác qua lại
với nhau nhiều hơn đồng thời chân thật hơn. Thiếu vắng nền tảng giao tiếp kết nối cả 03 chân kiềng sẽ dễ
rơi vào hiểu lầm, mâu thuẫn…
Tôn trọng lẫn nhau
vốn khởi nguyên từ sự tự tôn, tự trọng của các chủ thể trong cộng tác. Sự tin
cậy lẫn nhau khởi nguồn từ sự tự tin, niềm tin của từng chủ thể. Sự hiểu biết
khởi phát từ hiểu sâu (hoặc/và) biết rộng đến hiểu biết lẫn nhau.
CỘNG TÁC dưới góc độ
này chính là sự đoàn kết. Cộng tác, tương tác để cùng tạo tác. Thành tích,
thành quả để cùng thành công. Bởi, khi cùng nhau thì không gì là không thể.
Chúc mừng ACE bạn bè
đồng nghiệp doanh nhân, 13/10/2020.

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2020

Vằng vặc Sao Khuê
Khuê Văn Các (gác văn
sao Khuê), dù mới được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX (1805) nhưng nó nằm trong
một quần thể di tích đặc biệt quan trọng là Văn Miếu - Quốc Tử Giám (trường đại
học đầu tiên của Việt Nam).
"Khuê" tức
là sao Khuê - ngôi sao tỏa sáng trên bầu trời đêm – thứ ánh sáng mở đường dẫn
lối của tri thức, trí tuệ cùng sự thanh cao, trong sáng của các bậc “hiền nhân”.
Hình ảnh Khuê Văn Các chính là biểu tượng của truyền thống hiếu học của người
dân Thủ đô và cả nước.
Trong tĩnh lặng của
màn đêm, lặng nhìn hồi lâu trước những tấm bia Đề danh Tiến sĩ chúng ta như cảm
nhận được vóc dáng các vị tiên hiền từng gắn bó với nền quốc học, với Văn Miếu
– Quốc Tử Giám và càng thấm thía với những lời khắc ghi “hiền tài là nguyên khí
của quốc gia”.
Hình tượng Khuê Văn
Các, giờ đây, đã trở thành biểu trưng (logo) của Thủ đô Hà Nội mang nhiều tầng
ý nghĩa, vừa là biểu tượng cho văn hóa, nghệ thuật, vừa mang ý nghĩa giáo dục,
nhân văn, vừa khẳng định triết lý dụng nhân, tôn trọng hiền tài của ông cha.
Hà Nội, 10/10/2020
Thủ đô 1010 năm văn hiến Thăng Long –
Hà Nội (1010-2020)
Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020

Vườn rau sạch - Phần 2
…VƯỜN RAU SẠCH “xưa” vẫn bao la bát ngát hương đời và vẹn nguyên giá trị
truyền thống giúp cho những người nông dân “hiện đại” với VƯỜN RAU SẠCH “nay”
nối mạch ngầm kim cổ để kế thừa, phát huy những di sản thuộc lịch sử đồng thời tiếp
nối, phát triển thành tài sản của tương lai.
Chủ nhân của những VƯỜN RAU SẠCH “xưa” là những người dân lao động “từ
thuở mang gươm đi mở cõi” đã tạo dựng nên đất nước này cho con cháu ngày nay.
Những người giữ vai trò chủ yếu trong việc sản xuất để nuôi sống xã hội và cũng
là những người giữ vai trò chính yếu trong đấu tranh giữ nước suốt chiều dài
lịch sử.
VƯỜN RAU SẠCH “tự cổ chí kim” xuất phát từ những người nông dân luôn
thắm đượm “tình non và nước” đã thấm đậm vào tâm hồn mỗi người dân đất Việt tự
lúc nào, khó ai hay biết.
VƯỜN RAU SẠCH lặng lẽ như làn gió mát thổi vào lòng người ngay tự thuở
ấu thơ. Nó hòa vào tiếng ru ầu ơ của mẹ, tiếng hát bên nôi của bà; hòa vào
tiếng võng kẽo kẹt trong buổi trưa hè; hòa vào tiếng dạy con của nhà hàng xóm;
hòa vào “tiếng rao vang đâu đây” của người bán rong, tiếng mặc cả eo sèo của
các cô ở chợ; hòa vào tiếng vỗ về an ủi con trâu của anh thợ cày giữa buổi trưa
hè nắng chang chang như đổ lửa; nó hòa vào giọng nói thánh thót ngọt ngào của
cô giáo bên tiếng trống trường làng; hòa vào âm hưởng sáo diều trong trẻo của
trẻ mục đồng trên lưng trâu cuối buổi chiều tà nơi đồng quê yên ả; nó cứ dạt dào
như suối nguồn chảy mãi rồi có khi lại vi vu bay vút qua những lũy tre xanh
“như gió tìm rặng phi lao, như trời cao mong mấy trắng” rồi tràn vào tận nơi
ngõ xóm, đường thôn, để rồi thấm vào lòng người – từ trẻ ấu thơ cho chí các bậc
phụ lão đầu bạc răng long.
Tất cả hòa quện làm thành khí trời, sắc nước Việt Nam; thành hơi thở, thành
tâm hồn, thành khí phách…, thành sức sống Việt Nam.
(Còn nữa…)
Thứ Năm, 1 tháng 10, 2020

Vườn rau sạch - Phần 1
VƯỜN RAU SẠCH là tên gọi đã được mã hóa hay dùng phép ẩn dụ gần gũi,
thân thuộc mà tôi đặt cho một DỰ ÁN KINH DOANH mang tính “cốt lõi” thuộc ngành
công nghiệp sáng tạo, lĩnh vực đổi mới sáng tạo.
Gọi là VƯỜN vì trong đó có nhiều loại “rau thiết yếu” tức nhiều loại sản
phẩm – dịch vụ sáng tạo đã được ươm trồng từ những hạt mầm sẵn có hay tự mày mò
nghiên cứu – phát triển (R&D). Gọi là RAU SẠCH để dễ phân biệt với “rau bẩn”
bởi nhiễm khuẩn, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất kích thích tăng trưởng
hay ngâm tẩm chất bảo quản…dẫn đến tình trạng người dùng bị “ngộ độc” hoặc bị
“tẩu hỏa nhập ma” mà mụ mẫm đầu óc.
Nói đến VƯỜN RAU SẠCH là chúng ta hình dung ngay đến công sức, tâm thức
và đạo đức của những người nông dân “chân lấm tay bùn” với cốt cách: chân chất,
mộc mạc, sáng tạo, yêu đời…Mặc dù trong quá trình làm lụng vất vả bởi “một nắng,
hai sương” hay “trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông nắng, trông
ngày, trông đêm. Trông cho chân cứng đá mềm, trời yên bể nặng mới yên tấm lòng”
nhưng vẫn không ngừng sáng tạo trong lao động; vui tươi trong sản xuất; thoải
mái trong tâm hồn thể hiện qua những “điệu múa, câu hò” hay qua những “làn điệu
dân ca”…
Hình ảnh người nông dân “truyền thống” canh tác trên những cánh đồng
làng bao la, bát ngát ở nông thôn với tính cách thật thà, chất phác và tình yêu
thương bao la (yêu người, yêu nghề; yêu lao động sản xuất; yêu văn hóa văn nghệ;
tình làng, nghĩa xóm…) đã đi vào tiềm thức, ký ức biết bao thế hệ những người
con dân đất Việt. Để rồi từ tình yêu thương bao la ấy thông qua những phút giây
“tâm tình của người nông dân”; qua những VƯỜN RAU SẠCH mà đã, đang và sẽ chắp
cánh cho những giấc mơ của nhiều thế hệ trẻ thơ Việt Nam bay xa đến tận cuối
chân trời hay vươn cao tới tận những vì sao để tỏa sáng rạng ngời.
Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

Mưa tháng năm

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2020

Gặp gỡ thôi!
Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

Kinh tế và Sinh kế
Theo tôi, Covid-19 ở VN đã cơ bản được kiểm soát tốt chính là theo phương cách ấy.

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2019

Doanh nhân là ai?

CHUYÊN MỤC:
- Dịch vụ khách hàng ( 26 )
- Digital Marketing ( 18 )
- Đạo đức kinh doanh ( 54 )
- Internet Marketing ( 17 )
- Khởi nghiệp ( 138 )
- Lãnh đạo ( 186 )
- Marketing Online ( 19 )
- Quản lý ( 146 )
- Quản trị nhân lực ( 42 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 78 )
- Tiếp thị liên kết ( 9 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 65 )
- Triết lý kinh doanh ( 122 )
- Truyền thông ( 65 )
- Truyền thông nội bộ ( 42 )
- Truyền thông tiếp thị ( 39 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 11 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 54 )
- Video Marketing ( 6 )