Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2025

Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên
Trên thảo
nguyên Internet bao la, có căn chòi nhỏ gọi là Nhà (Home page). Địa chỉ (Domain/IP)
cụ thể của nó là: www.nguyenduongtai.com
Căn nhà
online này tôi tự xây dựng năm 2016. Thỉnh thoảng, lúc nhàn, có trải nghiệm hay
suy tư nào đó, tôi lại viết lách/biên tập và đăng tải nội dung lên đây như một phương
tiện giải khuây và góp nhặt tri thức vậy, cũng giống như viết nhật ký điện tử. Bằng
hình thức này, tôi tự rèn luyện thói quen viết lách như một phương cách để làm
việc với bản thân và thấu hiểu chính mình.
Thấm thoắt
thoi đưa, đến nay đã 09 năm ròng.
Hiện tại,
mỗi ngày căn nhà online tiếp đón trung bình khoảng 300 lượt khách ghé thăm.
Phần lớn
bài viết dạng tự sự là những trải nghiệm & chiêm nghiệm cá nhân trên hành
trình dấn thân vào con đường doanh nhân mà tôi đã chọn. Những trải nghiệm và tri
thức đa dạng với 314 bài viết được phân loại thành 21 chuyên mục khác nhau liên
quan đến phát triển cá nhân và tổ chức.
Nếu home
page là nhà online thì 314 bài viết/21 chuyên mục/12 nhận xét chính là nội thất
và tiện nghi trong căn nhà đó. Số lượng bài viết/chuyên mục/nhận xét là nội thất;
chất lượng nội dung và hình thức thể hiện chính là tiện nghi.
Cùng với
thời gian, tôi dự định nâng cấp & phát triển căn nhà online này cả về chiều
sâu lẫn bề rộng (tiện ích & giao diện), cả chất lượng lẫn số lượng tiện
nghi (nội dung & tương tác) trở thành Khán phòng (Great Home) – Nơi ta thuộc
về - Thân thiện hơn, hữu ích hơn và phổ biến hơn.
Welcome
Home - Hân hoan chào đón bạn lần đầu ghé thăm nhà & trở về nhà những lần tiếp
theo!!!

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2024

Con đường học tập
Khi thị trường ngày càng biến động khó lường; khi khách hàng ngày càng biến đổi khó hiểu về tâm lý, thói quen, hành vi…thì sự học doanh nhân lại cần thiết & cấp thiết hơn bao giờ hết.
Chặng đường học tập và phát triển cá nhân của tôi năm nay đã bắt
đầu tại Trường Doanh nhân PTI với môn “khai thị” gắn liền với quan điểm “trọng
thị”.
Cảm ơn sự hiện diện & đồng hành của Thầy học, bạn học cùng
trường học!!!

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2023

Lắng nghe để đi xa
Phần 3: Lắng nghe để đi xa
Hôm nay, thương hiệu thể thao này kỷ niệm sinh nhật lần thứ 16 của mình (6/6/2007 - 6/6/2023). Ở độ tuổi thanh niên cường tráng và tràn đầy sức sống này, họ đã sẵn sàng cùng nhau vượt qua những giới hạn nội tại cùng giông bão của thị trường để phát huy nội lực/tiềm lực/năng lực, nắm bắt những cơ hội/vận hội mới.
Thời gian qua, với tinh thần vững tin để có những bước đi vững
chắc, những bước chạy vững chãi, những bước nhảy vững mạnh cùng những bước
chuyển mình vững vàng đã đem lại cho tổ chức những thành quả/thành tựu về kinh
doanh, kinh tế - xã hội đáng tự hào.
Tận mắt thấy những thành công đó trong hành trình phát triển của
thương hiệu này mới thấu & thấm giá trị thật của sự “lắng nghe” trong tổ
chức. Những lời nhắn nhủ, chia sẻ thân tình từ lãnh đạo doanh nghiệp này như là
những hạt mầm thương hiệu gieo rắc vào mảnh đất tâm hồn tôi, để rồi từ đó đâm
chồi nảy lộc thành chuỗi bài viết về chính thương hiệu này như một sự biết ơn,
một lời bộc bạch tự sự & cảm tạ tự tâm:
Muốn nhìn cuộc đời rõ ràng thì phải nhìn cho nó rõ, nhiều người
không muốn nhìn cho rõ mà chỉ thích nó rõ thôi. Không chịu nhìn, không chịu
nghe, không chịu thấu hiểu thì làm sao mà rõ được.
Từ xưa các cụ đã dùng từ “lắng nghe” với ý nghĩa thật hàm xúc, ý
tứ thật sâu xa. “Lắng nghe” = “lắng” + “nghe”. Muốn nghe được rõ thì phải lắng
cái tâm xuống, lắng cái tâm tư duy, cái tâm phán xét. Không lắng tâm lại thì
chỉ giả vờ nghe, hoặc là nghe để đối phó hoặc là nghe để trả lời cho có…đó tức
là chưa từng nghe.
Khi lắng tâm phán xét, lắng tâm tư duy xuống thì mới thực sự là
sẵn sàng để lắng nghe. Nghe để hiểu bản chất của vấn đề, để thấy bản thể của sự
việc, để thẩm bản tính & thấu bản ngã của con người. Khi người lãnh đạo
biết lắng nghe người nhân viên, khi người quản lý biết lắng nghe người nhân
viên, khi người tổ trưởng biết lắng nghe người nhân viên…họ sẽ hiểu nhau.
=> Kỹ thuật “lắng nghe” này là cực kỳ quan trọng cho một tổ
chức có thể đi xa.
Dưới lăng kính thương hiệu, lắng nghe là để nắm bắt tiếng nói
của thị trường, tiếng vọng của thời cuộc và cả tiếng thổn thức của cuộc sống
nhân sinh (người tiêu dùng, người lao động, người quản lý & lãnh đạo…) để
thực sự thấu hiểu & thấu cảm rồi từ đó có những đối sách/quyết sách/chính
sách thực thi, hành xử/ứng xử phù hợp với bối cảnh/hoàn cảnh/tình cảnh.
Khi những con người trong tổ chức cùng hoà nhịp đập trái tim với
chung bàn tay, khối óc tiến về phía trước, tổ chức đó sẽ cất cánh bay cao. Thực
sự, Pro Sports hôm nay đã và đang là một tập thể vững mạnh, một thực thể đại
diện của Việt Nam sống động đầy tự tin, tự hào sánh bước cùng những tên tuổi
lớn trong làng thời trang quốc tế như: Adidas, Puma, Basil, Reima, LC waikiki,
Revolition Race…
Tôi tin rằng, với những chia sẻ sâu sắc như thế từ một người lãnh đạo đại diện cho thương hiệu được truyền tải qua tinh thần “lắng nghe” và “chia sẻ”, cá tính và phong cách thể thao mạnh mẽ cùng những lựa chọn hướng đi sáng suốt “từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong” thì thương hiệu này sẽ như được chắp thêm đôi cánh hải âu tự do bay lượn cao xa trên biển trời bao la mênh mông sóng nước.
(...Còn nữa)

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2021

Hồn thương hiệu
Viettel là thương hiệu Việt đầu tiên trong năm nay cất
tiếng còi khai cuộc cho [sự đổi mới toàn diện] thông qua sự kiện ra mắt bộ nhận
diện thương hiệu mới ngày 07/01/2021.
Dưới góc nhìn riêng, tôi nhận thấy rằng:
Sự thay đổi diện mạo thương hiệu lần này của Viettel
nhằm thổi luồng sinh khí mới cho HỒN THƯƠNG HIỆU mà ở đó có sự hòa quện, xoắn
lồng giữa hai thành tố “HỒN NƯỚC” với “HỒN NGHỀ”.
Hai chữ “t” trong tên thương hiệu “viettel” vẫn gắn
chặt với nhau không xa rời như hình tượng “tay trong tay” đoàn kết. Viettel vẫn
theo đuổi mục đích kinh doanh trên nền tảng [sáng tạo vị nhân sinh] đồng thời
trung thành với những giá trị cốt lõi truyền thống (quan tâm, đổi mới) và bổ
sung thêm giá trị cốt lõi mới (khát khao).
Không giữ lại màu sắc cũ thể hiện sự quyết tâm đổi
mới. Sắc đỏ trong logo viettel mới thể hiện màu cờ sắc áo trong công cuộc viễn
chinh ra toàn cầu. Trong hội nhập, sắc đỏ mang “HỒN NƯỚC” còn góp phần kích
hoạt nguồn động năng nội tại cho sự phát triển bền vững từ bên trong của thương hiệu.
Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

Chiêu tiếp thị làm mê lòng người

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

Sử dụng hệ thống email hiệu quả

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

Lưu ý khi triển khai Youtube marketing

Ưu điểm của Youtube marketing

Quảng cáo trên Youtube

Tại sao lại dùng Video marketing?

Lợi ích của Video marketing

Video marketing là gì?

10 lý do để trở thành Affiliater chuyên nghiệp
#1: Bạn được tự do làm chủ Business cá nhân của bạn
#2: Rủi ro thấp khi bắt đầu
#3: Bất kì ai cũng có thể trở thành Affiliater dễ dàng
# 4: Bạn được tự do lựa chọn sản phẩm, dịch vụ
#5: Bạn không cần phải sở hữu sản phẩm
#6: Bạn không cần tập trung vào một chủ đề hay một sản phẩm
#7: Bạn không bị ràng buộc bởi bất kì cam kết nào về doanh số
#8: Thanh toán và vận chuyển hàng hóa – Nhà cung cấp lo hết cho bạn
#9: Kiếm tiền online dễ dàng hơn bao giờ hết
#10: Thu nhập thụ động, bạn được thoải mái và chủ động về thời gian

Hình thức hoa hồng phổ biến trong Tiếp thị liên kết

Nhược điểm của Tiếp thị liên kết

Ưu điểm của Tiếp thị liên kết

Đối tượng tham gia Tiếp thị liên kết

Tiếp thị liên kết là gì?
CHUYÊN MỤC:
- Dịch vụ khách hàng ( 26 )
- Digital Marketing ( 18 )
- Đạo đức kinh doanh ( 54 )
- Internet Marketing ( 17 )
- Khởi nghiệp ( 138 )
- Lãnh đạo ( 186 )
- Marketing Online ( 19 )
- Quản lý ( 146 )
- Quản trị nhân lực ( 42 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 78 )
- Tiếp thị liên kết ( 9 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 65 )
- Triết lý kinh doanh ( 122 )
- Truyền thông ( 65 )
- Truyền thông nội bộ ( 42 )
- Truyền thông tiếp thị ( 39 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 11 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 54 )
- Video Marketing ( 6 )