Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023
Giải "bài toán đố" bằng công nghệ số
Giai đoạn cuối 2019 - đầu 2022, đại dịch COVID-19 đến và đi đã khiến cho cả thế giới chao đảo, tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Doanh nghiệp đóng cửa, người lao động mất việc làm, kinh tế - xã hội bất ổn, lòng người bất an, kèm theo những mất mát lớn về người đã ảnh hưởng mạnh đến tâm lý, tư duy, thói quen, hành vi… của cả nhân loại.
Trong khi chờ đợi vaccine, doanh nghiệp vẫn cần tiếp tục hoạt
động. Nhưng tốc độ lây lan nhanh của các biến chủng virus buộc các doanh nghiệp
phải thay đổi cách tổ chức, vận hành trong việc kết nối hiệu quả, giữa nhân
viên - doanh nghiệp - khách hàng - chính quyền. Covid-19 đã gây ra nhiều tổn
thất cho nền kinh tế, ảnh hưởng lớn nhất là gián đoạn và đứt gãy chuỗi cung ứng
toàn cầu.
Giai đoạn cuối 2022 - nay, cơn bão Covid-19 tạm lắng lại thì đợt
khủng hoảng/suy giảm kinh tế vĩ mô theo chu kỳ mới lại diễn ra cùng với cuộc
CMCN 4.0 phát triển như vũ bão, chiến tranh diễn ra ở một số nơi trên thế giới…
doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động vận hành trở lại cũng gặp rất nhiều khó
khăn về dòng tiền, nhân sự, đơn hàng...
Các doanh nghiệp đã và đang đứng trước những lựa chọn quan trọng
hoặc là phải thay đổi/chuyển đổi cho phù hợp với xu thế tương lai hoặc là dừng
cuộc đua nhường lại sân chơi cho các đối thủ cạnh tranh vì họ cũng đang tìm
cách xoay chuyển cục diện.
Trong bối cảnh phức tạp và thị trường biến động khôn lường như
vậy, doanh nghiệp muốn phục hồi và phát triển cần làm gì?
Khủng hoảng chính là thời điểm vàng để các doanh nghiệp chuyển
mình. Công nghệ số chính là lời giải cho bài toán đố. Công nghệ vừa là động
lực, vừa là công cụ/phương tiện cho việc chuyển đổi. Chuyển đổi số từ cốt lõi
đến toàn diện là con đường sáng nhất cho các doanh nghiệp tái sản xuất, tái cấu
trúc, phục hồi và phát triển.
Công nghệ đã là công cụ hỗ trợ đắc lực cho ngành y tế trong truy
vết, khoanh vùng, dập dịch. Công nghệ cũng hỗ trợ mọi người có thể kết nối
không tiếp xúc để đảm bảo phòng chống dịch như Zoom, Microsoft Teams và Google
Meet… là những phần mềm/ứng dụng giúp mọi người giao tiếp, trao đổi, hội họp với
nhau ngay cả trong thời điểm giãn cách xã hội trên diện rộng.
Như vậy, trong bối cảnh cơ hội và thách thức đan xen khó lường,
công nghệ tuy không phải là “chiếc đũa thần” nhưng công nghệ sẽ giúp cho doanh
nghiệp trở lên linh hoạt hơn, nhờ thế hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn,
hiệu quả hơn.
Thứ Hai, 16 tháng 10, 2023
Văn hoá là “chìa khoá” của chuyển đổi
Khi nhắc tới “chuyển đổi số”, công nghệ thường là yếu tố đầu tiên xuất hiện trong tâm trí chúng ta. Một số doanh nghiệp mà tôi từng biết, họ kỳ vọng nhiều vào công nghệ, rằng công nghệ số sẽ làm thay đổi mọi thứ từ vận hành cho đến vận mệnh của mình. Thế nhưng, thực tế công nghệ lại là yếu tố thứ yếu, là công cụ/dụng cụ/phương tiện đồng hành cùng các doanh nghiệp tới sự thành công.
“Chuyển đổi” là liên quan đến
con người, bởi con người, do con người; từ chuyển đổi nhận thức đến tư duy, từ
tâm lý đến hành vi, từ thái độ đến thói quen…đây là việc không dễ dàng. Tuy
nhiên, mọi thứ đều có thể thay đổi, có một điều không thay đổi đó chính
là sự thay đổi. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần hình thành và phát triển văn hoá
của sự thay đổi/đổi mới để hỗ trợ, dung hoà, đồng bộ hoá tiến trình chuyển đổi.
“Số” là liên quan đến công nghệ
số/công cụ số/hệ thống số, không chỉ là công nghệ này đổi sang công nghệ kia, hệ
thống này thay bằng hệ thống khác mà còn là những tri thức số, kỹ năng số, dữ
liệu số…cần thiết cho công việc nhằm nâng cao hiệu năng, tăng hiệu suất trong suốt
cả tiến trình chuyển dịch/đổi thay.
Văn hoá là thuộc về con người,
gắn bó với con người trên mọi không gian và thời gian trong dòng chảy của cuộc
sống. Do vậy, văn hoá cũng vô tận như sự vô tận của không gian và thời gian; đó
là sự vô tận của đời sống con người.
Công nghệ số và mô hình kinh
doanh mới đang góp phần thúc đẩy quá trình tái cấu trúc đột phá của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố công nghệ, lãnh đạo doanh nghiệp cần nhìn nhận và
đánh giá toàn diện yếu tố con người bên trong cơ cấu tổ chức, đặc biệt là văn
hóa và sự tương tác giữa con người với công nghệ. Đây là những yếu tố mang lại nhiều
ý nghĩa, khẳng định rằng văn hóa mới là chìa khóa nền tảng, quyết định thành
công của “chuyển đổi số”.
Doanh nghiệp chủ động xây dựng văn
hóa số sẽ trở nên linh hoạt và nhạy bén hơn với những biến động thị trường;
hạn chế được những xung đột, mâu thuẫn, bất cập…dẫn đến đổ vỡ/tạm dừng/thất bại
trong hợp tác/phối hợp của tiến trình chuyển đổi; khuyến khích người lao động liên
tục nâng cao kỹ năng số, phát huy những điểm mạnh và khả năng tuỳ biến trước những
thách thức số để duy trì tiến trình chuyển đổi; văn hoá số giúp doanh nghiệp nâng
cao sức cạnh tranh thông qua khả năng thích ứng và khai thác hiệu quả công nghệ…
Để kinh tế số phát triển ổn định
dựa trên sự tăng trưởng đột phá của công nghệ số thì công nghệ và những lợi ích
kinh tế cần được phát triển hài hòa với văn hóa để những chủ thể liên quan được
thụ hưởng trọn vẹn những thành tựu của công nghệ và văn hóa theo đúng nghĩa của
nó.
Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2023
Chắp cánh Hải Âu
Bằng trải nghiệm và góc nhìn riêng, tôi nhận thấy rằng: "Trước bối cảnh Covid-19, CMCN 4.0, VUCA… thì Chuyển đổi thương hiệu cùng với Chuyển đổi số chính là đôi cánh Hải Âu giúp doanh nghiệp Việt Nam vững vàng hơn trước bão giông và biến động thị trường. Chuyển đổi thương hiệu gắn liền với những xúc cảm và tính sáng tạo. Chuyển đổi số gắn chặt với lý trí và tính logic. Với đôi cánh này, những chú Hải Âu doanh nghiệp sẽ tự tin sải cánh cùng nhau hơn trước sóng gió biển khơi..."
Chào mừng ngày doanh
nhân Việt Nam (13/10/2023)! Chúc anh/chị/em bạn hữu Doanh nhân luôn vững vàng
với đôi cánh nhịp nhàng! Chào đón những cơ hội hợp tác, đồng hành mới cùng
anh/chị/em trên hành trình chắp cánh Hải Âu và phát triển doanh nghiệp!
Thứ Tư, 11 tháng 10, 2023
Phòng ngự chặt, phản công nhanh
Trong cuộc sống, con người giao tiếp với nhau bằng tín hiệu tương tự, biểu diễn dưới dạng giọng nói. Còn trong môi trường số, các thiết bị tính toán giao tiếp với nhau bằng tín hiệu số, biểu diễn dưới dạng tín hiệu nhị phân là 0 và 1.
Công nghệ số, hiểu theo
nghĩa rộng, là công nghệ xử lý tín hiệu số, hay công nghệ thông tin. Còn trong
bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), công nghệ số, hiểu
theo nghĩa hẹp, là một bước phát triển cao hơn của công nghệ thông tin, cho
phép tính toán nhanh hơn, xử lý dữ liệu nhiều hơn, truyền tải dung lượng lớn
hơn, với chi phí rẻ hơn.
Chính sự phát triển
đột phá này của công nghệ đã cho phép chuyển đổi số một cách tổng thể và toàn
diện mà trước kia không thể làm được. Bốn công nghệ số tiêu biểu thúc đẩy tiến
trình chuyển đổi số là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), Dữ liệu
lớn (Big Data), Điện toán đám mây (Cloud). Ngoài ra, chuỗi khối (Block Chain)
cũng là một công nghệ số quan trọng của chuyển đổi số.
Chuyển đối số là quá
trình/tiến trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách
sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Đây cũng
là sự khác biệt giữa ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số
(CĐS). Ứng dụng CNTT là tối ưu hoá quy trình đã có, theo mô hình hoạt động đã
có, để cung cấp dịch vụ đã có. Còn CĐS là thay đổi quy trình mới, thay đổi mô
hình hoạt động mới, để cung cấp dịch vụ mới hoặc cung cấp dịch vụ đã có theo
cách mới.
Từ thực tiễn Việt Nam,
đa phần các doanh nghiệp sản xuất/Nhà máy mà chúng tôi có cơ hội tiếp cận và cơ
duyên đồng hành đều đã và đang có những hoạt động ứng dụng CNTT tích cực với
các phần mềm đơn lẻ (kế toán, nhân sự, bán hàng…) mà chưa có hệ thống số tổng
thể được tuỳ chỉnh phù hợp, phần cứng và máy móc cũ nhưng vẫn còn giá trị sử
dụng chưa được giám sát hiệu suất… tức là, CĐS của doanh nghiệp đang ở giai
đoạn phòng vệ còn lỏng lẻo, rời rạc nên chưa thể tối ưu hoá hoạt động quản trị
vận hành để có thể đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi/yêu cầu ngày càng khắt khe của
thị trường, khách hàng, đối tác.
Các đối tác/khách hàng
của doanh nghiệp sản xuất/Nhà máy Việt Nam là các doanh nghiệp FDI Âu, Mỹ,
Nhật, Hàn… đầu chuỗi. Họ thường xuyên có các hoạt động đánh giá, lựa chọn lại
các Nhà cung cấp. Và một trong các tiêu chí quan trọng lựa chọn Nhà cung cấp
của họ là Nhà máy/doanh nghiệp sản xuất được quản trị bằng hệ thống số/công
nghệ số nhằm kiểm soát năng suất, chất lượng, chi phí, tiến độ…của đơn đặt hàng
theo thời gian thực.
Việc ứng dụng CNTT
trước đây chỉ nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động quản trị vận hành của doanh
nghiệp (phòng ngự), nhưng giờ đây CĐS là chiến lược phát triển của doanh nghiệp
(phản công). Chuyển đổi số tác động đến tất cả các khía cạnh chiến lược của
doanh nghiệp như: khách hàng, cạnh tranh, sản phẩm/dịch vụ, nhà cung cấp, chuỗi
giá trị, tài sản, đổi mới, toàn cầu hoá, cấu trúc, quy trình, mô hình, văn hoá…
Như vậy, với chuyển
đổi số, thay vì thụ động thì doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn chiến lược
phát triển của mình: Phòng ngự/CĐS bên trong doanh nghiệp; Phản công /CĐS hướng
ra thị trường hoặc Kết hợp giữa phòng ngự chặt với phản công nhanh.
(Còn nữa…)
Thiếu “lửa” gạo chửa thành cơm
Về cơ bản thì chuyển đổi số (CĐS) doanh nghiệp là chuyển đổi nền tảng giao dịch, tương tác và quản lý của doanh nghiệp từ thế giới thực sang thế giới số.
Với mục đích, biến
Doanh nghiệp tiến hành CĐS trở thành Doanh nghiệp số - tức là, từ khách hàng,
đối tác đến nhân viên và máy móc, mọi tương tác với doanh nghiệp đều thông qua
môi trường số, quản trị doanh nghiệp cũng dựa vào công nghệ số nhiều hơn. Lúc
đó, doanh nghiệp số có khả năng phục vụ được nhiều khách hàng với nhiều sản
phẩm và mở rộng quy mô nhanh hơn nhiều so với hiện tại nhờ sự hỗ trợ của công
nghệ.
Nói đến dự án CĐS
doanh nghiệp (ở đây, cụ thể là: Dự án CĐS hoạt động quản trị vận hành bên trong
DN sản xuất bằng hệ thống số ERP/MES/IIoT…hướng đến nhà máy thông minh/Smart
Factory) là nói đến sự Hợp tác/Cộng tác/Phối hợp của những nhân tố - con người
các bên với nhau: Doanh nghiệp tiến hành CĐS và Đối tác công nghệ số, Đơn vị tư
vấn/Đối tác khác (nếu có).
Từ trải nghiệm thực
tiễn với góc nhìn riêng, cơ cấu tổ chức nhân sự hiệu quả cho một dự án CĐS
doanh nghiệp gồm 03 lớp nhân tố phối kết hợp, được tuyển chọn kỹ từ các bên
theo Bộ tiêu chí hoặc Khung năng lực chung - tạm gọi là: [DX Leader/Lãnh đạo
số; DX Managers/Quản lý số; DX Members/Thành viên số]. Kết hợp này nhằm đảm bảo
tính thống nhất, duy trì hiệu suất của tiến trình từ định hướng vĩ mô với mục
tiêu chung (DX Leader/ Lãnh đạo số, đảm lược) đến các tác nghiệp vi mô với chỉ
tiêu riêng (DX Members/Thành viên số, đảm nhiệm) thông qua các cách thức,
phương pháp, công cụ quản lý (DX Managers/Quản lý số, đảm trách).
Với cơ cấu như vậy, DX
Leader/Lãnh đạo số là người duy nhất của dự án chung với vai trò “kiến thiết”
trung tâm, tập quyền “tiền trảm hậu tấu”, là đầu tàu kéo theo mọi sự chuyển
động của các toa tàu chuyển đổi phía sau. DX Leader/Lãnh đạo số “thắp lửa” khởi
xướng sự thay đổi, đề ra phương hướng – lộ trình - nhiệm vụ, rồi “truyền lửa”
quyết tâm tới tất cả các thành viên để thúc đẩy tiến trình và “giữ lửa” kiên
định để dẫn dắt con tàu chuyển đối số đi đến bến bờ thành công.
“Ngọn lửa chuyển
đổi/đổi mới sáng tạo” dưới ánh sáng “tâm thức” của nghệ thuật lãnh đạo cùng ánh
sáng “tri thức” của khoa học quản lý bằng công nghệ số được lan truyền từ đầu
đến cuối, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài và ngược lại làm bùng cháy
những nhiệt huyết & đam mê của cả tập thể.
Thực tế ở Việt Nam,
không thiếu những dự án CĐS doanh nghiệp bằng hệ thống số ERP/MES/IIoT đắp
chiếu, tạm dừng hoặc thất bại ở đủ mọi cấp độ, mọi quy mô, trị giá… đến từ cả
doanh nghiệp công nghệ số quốc tế và nội địa mà nguyên nhân do thiếu “lửa” hoặc
không giữ được "lửa", gây ra sự lãng phí nguồn lực rất lớn cho xã
hội, tổn hại nghiêm trọng đến sự tín nhiệm thương hiệu và môi trường kinh doanh
chung.
Đối với doanh nghiệp
công nghệ số, nhận được tạm ứng niềm tin và trao cơ hội từ khách hàng đã khó;
hình thành được sự tín nhiệm trọn vẹn đối với thương hiệu còn khó hơn. Do vậy,
nhiệm vụ quản trị dự án CĐS doanh nghiệp thành công đặt nặng lên đôi vai người
DX Leader/Lãnh đạo số, đòi hỏi họ một sự nỗ lực “bừng cháy” hết mình với cả bàn
tay, khối óc và con tim.
(Còn nữa…)
Thành bại tại Nhân
Kinh tế số với cốt lõi bên trong là quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp, có tốc độ tăng trưởng nhanh và sức lan toả lớn trong thời gian gần đây. Chuyển đổi số doanh nghiệp là một sự đánh đổi/đổi mới bản thân, đòi hỏi không chỉ có tư duy chiến lược với mục đích rõ ràng, mà cả sự thấu hiểu bản chất vấn đề với những bước đi bài bản, cụ thể có sự chuẩn bị chu đáo.
“Chuyển đổi số” =
“Chuyển đổi” + “Số”. “Chuyển đổi” = Thay đổi/thay thế: Nhận thức, tư duy, thái
độ, thói quen, hành vi, tâm lý, kỹ năng…của các nhân tố. “Số” = Công nghệ số/Số
hoá: Dữ liệu, quy trình, công cụ, mô hình, văn hoá, …Trong “chuyển đổi số” thì
phần “chuyển đổi/chuyển biến/chuyển dịch” là thành tố chính yếu, khó thực hiện
hơn đòi hỏi nhiều tâm sức hơn; phần “số” còn lại là thành tố bổ sung, cứ có đề
bài đúng là sẽ có lời giải đúng, là công cụ/phương tiện mang tính logic giúp
cho sự chuyển đổi ở trên trở nên hiệu quả thông qua sự tối ưu hoá.
Chuyển đổi số là quá
trình/tiến trình/chu trình thay đổi tổng thể và toàn diện. Với một tổ chức, vì
là sự thay đổi lớn, nên trước tiên đó là việc của lãnh đạo, của người đứng đầu
– người mở lối dẫn đường, vì nếu không thì không ai dám làm và có thể làm. Vì
là tổng thể và toàn diện nên đó là việc của tất cả mọi thành viên trong tổ
chức.
Tiến trình chuyển đổi
số doanh nghiệp gồm sự phối hợp của 03 Nhân tố - yếu tố con người - ảnh hưởng
lớn đến sự thành bại của tiến trình này: (1) Lãnh đạo chuyển đổi số; (2) Chuyên
gia công nghệ số; (3) Người tham gia chuyển đổi số. Sự thành bại và mức độ hiệu
quả của từng dự án chuyển đối số doanh nghiệp cụ thể cũng sẽ được phân tích, mổ
xẻ từ đây – Nhân tố trong chuyển đổi số. Bởi: “Thành bại tại Nhân”.
Nhà lãnh đạo chuyển
đổi số là người đứng đầu tổ chức, có tầm nhìn, thiết lập được sứ mệnh cho tổ
chức, có niềm tin là công nghệ số, chuyển đổi số giúp giải quyết những vấn đề
phức tạp của tổ chức mình và kiên định với mục tiêu đặt ra. Nhà lãnh đạo chuyển
đổi số không nhất thiết và không cần phải hiểu quá sâu về công nghệ số. Điều
quan trọng nhất đối với nhà lãnh đạo là biết đặt ra bài toán.
Chuyên gia công nghệ
số có thể là người bên trong hoặc bên ngoài của tổ chức. Chuyên gia bên trong
của tổ chức là người nhận bài toán từ lãnh đạo và chuyển hoá thành yêu cầu, là
người ra đầu bài thông thái. Chuyên gia bên ngoài của tổ chức là những người chuyên
nghiệp, trong các doanh nghiệp công nghệ số, dùng công nghệ số để giải quyết
bài toán đặt ra. Trên thực tế, nhiều người lầm tưởng chuyên gia chỉ nói những
câu chuyện chuyên môn phức tạp, vì thế, nhiều người tự nhận là chuyên gia bằng
cách biến câu chuyện đơn giản thành câu chuyện phức tạp. Nhưng không phải vậy,
chuyên gia là người có khả năng làm ngược lại, biến câu chuyện phức tạp thành
câu chuyện đơn giản.
Mọi thành viên trong
tổ chức đều tham gia chuyển đổi số. Nhưng có thể phân loại khái quát thành hai
loại thành viên. Một loại tham gia nghiêm chỉnh và tuân thủ theo chỉ đạo, định
hướng, quy chế. Một loại tham gia đối phó và luôn tìm lý do để trì hoãn hoặc
ngại, không chịu thay đổi. Vì vậy, nhà lãnh đạo chuyển đổi số cần kiên định.
(Còn nữa…)
Với xu hướng, hãy bơi theo dòng
“Những tháng ngày xanh” là tiêu đề chung cho chuỗi bài viết mà tôi dự định chia sẻ về những góc nhìn riêng, những trải nghiệm thực tiễn phong phú, những bài học sâu sắc rút ra, những tri thức hữu ích đọng lại…có liên quan đến lĩnh vực chuyển đổi số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất.
Chuyển đổi số doanh
nghiệp không phải là một công đoạn làm một lần rồi thôi mà là một hành
trình/một tiến trình/một chu trình tuần hoàn từ nhận thức đến tư duy, từ ứng
dụng đến vận hành, từ cải tiến đến đổi mới sáng tạo…
“Chương trình Chuyển
đổi số quốc gia đến 2025, định hướng đến năm 2030” xác định mục tiêu kép là:
vừa phát triển Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số; vừa hình thành các doanh
nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. Cụ thể: (1) Phát triển
Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; (2) Phát triển Kinh tế số,
nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; (3) Phát triển Xã hội số, thu hẹp
khoảng cách số.
Hoà nhịp cùng với xu
hướng phát triển của cuộc CMCN 4.0 và định hướng của Nhà nước. Là một trong số
các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, chúng tôi nhận thức rõ ràng và tập
trung năng lực lõi vào ứng dụng công nghệ để tạo ra những hệ thống số, những
giải pháp số “Make in Vietnam” hữu ích và phù hợp nhất với tiến trình chuyển đổi
số đặc thù của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất –
xương sống của nền kinh tế số.
Một vài hệ thống và
giải pháp số hữu ích mang tính nền tảng có thể kể đến như: Hệ thống hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp (ERP - Enterprise Resource Planning); Hệ thống điều hành
và thực thi sản xuất (MES - Manufacturing Execution System); Hệ thống ứng dụng
IoT trong ngành công nghiệp (IIoT - Industrial Internet of Things); Giải pháp
nhà máy thông minh (Smart Factory)…
Sự bùng nổ của CMCN
4.0 cùng với dịch Covid-19 bất ngờ ập đến (từ cuối 2019) là những cú huých mạnh
khiến các doanh nghiệp Việt Nam giật mình tỉnh thức và tiến hành Chuyển đối số
một cách gấp rút, vội vàng. Thời gian này (2020-2022), các hệ thống số, giải
pháp số trên đã nắm bắt được nhiều cơ hội tiếp cận và đồng hành với các doanh
nghiệp. Sau đó được ứng dụng và vận hành rộng rãi tại một số Nhà máy lớn nhỏ ở
Việt Nam, là các Vendors/Partners của FDI trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
(Còn nữa…)
Thứ Ba, 13 tháng 6, 2023
Từ quy trình đến quy mô
Trong hệ thống vận hành doanh nghiệp tuỳ theo ngành nghề, lĩnh
vực và cơ cấu tổ chức mà có đến hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn quy
trình sản xuất kinh doanh. Chúng có thể hoạt động riêng lẻ hoặc liên kết với
nhau. Nhưng thông thường để một bộ máy doanh nghiệp vận hành trơn tru thì các
quy trình tác nghiệp công việc thường liên kết, liên thông lại với nhau thành
một thể thống nhất. Luồng quy trình lưu thông phản ánh tình trạng công việc
chôi chảy, không bị ách tắc từ đầu vào đến đầu ra.
Quy mô phản ánh sự tăng trưởng, phát triển và khả năng đáp ứng
nhu cầu thị trường của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ thường trăn trở về quy mô
– cách nhân rộng sản phẩm, thương hiệu, đội nhóm, khách hàng và trên hết, trở
thành một công ty bền vững. Tuy nhiên, để đạt được quy mô thì trước tiên doanh
nghiệp cần hoàn thiện và đóng gói toàn bộ hệ thống quy trình vận hành của mình.
Thiếu vắng hệ thống quy trình thì doanh nghiệp khó đạt được quy
mô bởi lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp khó bề kiểm soát hiệu quả, kết quả công
việc. Mất kiểm soát trong doanh nghiệp là tình trạng phổ biến hiện nay mà
nguyên nhân bên trong liên quan trực tiếp đến hệ thống quy trình nội bộ: Quy
trình chưa sát với nghiệp vụ thực tiễn, thiếu cải tiến và đánh giá thường
xuyên, cóp nhặt bên ngoài, làm cho có để ứng phó với những tình huống trước
mắt…
Doanh nghiệp cần nhìn nhận, đầu tư xây dựng hệ thống quy trình
riêng đồng thời coi hệ thống quy trình trong tổ chức mình không chỉ là công cụ
quản lý mà còn là một loại hình tài sản trí tuệ, một lợi thế cạnh tranh quan
trọng. Quy trình là hệ thống “động” chứ không phải là hệ thống “tĩnh” làm một
lần rồi thôi. Hoàn thiện hệ thống quy trình để đóng gói mô hình doanh
nghiệp/nhà máy/cửa hàng/sản phẩm rồi mới tiến hành nhân bản hoạt động của nó để
tăng trưởng về quy mô. Như vậy, quy trình góp phần tăng trưởng quy mô, quy mô
lại giúp hoàn thiện hoá hệ thống quy trình.
Từ thực tiễn kinh thương, dưới góc nhìn thương hiệu. Nhiều doanh
nghiệp Việt Nam - mặc dù là các công ty ăn nên làm ra, thậm chí dẫn đầu thị
trường xét theo các khía cạnh vận hành, từ đóng gói quy trình đến nhân bản quy
mô – vẫn chỉ đơn thuần là kinh doanh chứ không phải là thương hiệu, bởi vì họ
không sở hữu được một ý niệm/ý tưởng mạnh mẽ trong tâm tưởng của khách hàng
cùng các chủ thể liên quan.
(…Còn nữa)
Thứ Năm, 17 tháng 11, 2022
Triển lãm VIMEXPO 2022
Năm nay là lần ba
Triển lãm đang
diễn ra (16-18/11/2022)
Vừa khai mạc
sáng qua
Thăm gian hàng
của “ta” (45-46)
Luôn có nhiều
chuyên gia (ERP, IoT, Smart Factory…)
Với thực tiễn
kinh qua
Giúp quý khách
tối đa
Trải nghiệm
công nghệ “nhà” (Make in Vietnam)
Mời các bạn
ghé qua!!!
Hà Nội,
17.11.2022
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2022
Mùa Phượng vĩ
Tôi đến Hải Phòng vào đúng dịp tháng 5, khi cả thành phố rực rỡ màu hoa đỏ cùng những tia nắng vàng buông thả nhẹ nhàng qua những tán lá xanh, chùm hoa tinh nghịch giỡn đùa cùng ong bướm trong tiếng ve kêu râm ran suốt đêm ngày.
Màu đỏ ấy ngập tràn
trên các tuyến phố với những con đường, bức tường với mái hiên, hòa cùng với
màu cờ hoa chào mừng kỷ niệm những ngày tháng 5 lịch sử, làm hồng lên đôi má
với những khuôn mặt rạng ngời.
Tháng 5 là thời điểm
phượng vĩ nở rực rỡ nhất – tháng có nhiều ngày kỷ niệm lớn của đất nước và
thành phố: ngày Quốc tế Lao động 1/5; Kỷ niệm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ
7/5; ngày Khoa học & Công nghệ 18/05; sinh nhật Bác 19/5.
Đặc biệt, mùa phượng
nở cũng là dịp người dân thành phố nhớ về ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955)
với Lễ hội Hoa phượng đỏ và càng thêm tự hào về những chặng đường phát triển đã
qua của một thành phố năng động ở vùng duyên hải phía Bắc của Tổ quốc.
Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2021
Hồn thương hiệu
Viettel là thương hiệu Việt đầu tiên trong năm nay cất
tiếng còi khai cuộc cho [sự đổi mới toàn diện] thông qua sự kiện ra mắt bộ nhận
diện thương hiệu mới ngày 07/01/2021.
Dưới góc nhìn riêng, tôi nhận thấy rằng:
Sự thay đổi diện mạo thương hiệu lần này của Viettel
nhằm thổi luồng sinh khí mới cho HỒN THƯƠNG HIỆU mà ở đó có sự hòa quện, xoắn
lồng giữa hai thành tố “HỒN NƯỚC” với “HỒN NGHỀ”.
Hai chữ “t” trong tên thương hiệu “viettel” vẫn gắn
chặt với nhau không xa rời như hình tượng “tay trong tay” đoàn kết. Viettel vẫn
theo đuổi mục đích kinh doanh trên nền tảng [sáng tạo vị nhân sinh] đồng thời
trung thành với những giá trị cốt lõi truyền thống (quan tâm, đổi mới) và bổ
sung thêm giá trị cốt lõi mới (khát khao).
Không giữ lại màu sắc cũ thể hiện sự quyết tâm đổi
mới. Sắc đỏ trong logo viettel mới thể hiện màu cờ sắc áo trong công cuộc viễn
chinh ra toàn cầu. Trong hội nhập, sắc đỏ mang “HỒN NƯỚC” còn góp phần kích
hoạt nguồn động năng nội tại cho sự phát triển bền vững từ bên trong của thương hiệu.
Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017
“Cây bút chì” vẽ nên những chiến dịch tiếp thị số độc đáo
Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017
Tài nguyên thông tin
Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016
Để bắt đầu một doanh nghiệp số hóa
Để bắt đầu một doanh nghiệp số hóa
Ý nghĩa của kinh doanh số với CIOs
- Cân nhắc xem doanh nghiệp có
thể tạo ra nhiều giá trị hơn qua việc hiểu rõ hơn về cách mà con người,
doanh nghiệp và vật thể kết nối và làm việc với nhau.
- Sử dụng kịch bản để khám phá
xem doanh nghiệp của bạn có thể thiết kế mô hình kinh doanh khác đi để kết
nối với những đối tác và khách hàng.
- Phát triển khả năng lãnh đạo
số và trở thành người kể chuyện số, người có thể chuyển thể lý thuyết
thành hiện thực cho doanh nghiệp.
- Nâng cao cơ hội của kinh
doanh số qua toàn bộ chuỗi giá trị.
Ý
nghĩa của kinh doanh số với lãnh đạo kinh doanh số
- Lãnh đạo trong kinh doanh số
nên cân nhắc những nhân tố này để xác định sự sẵn sàng.
- Hiểu được kinh doanh số sẽ
tạo ra những lợi thế cạnh tranh và thay đổi cấu trúc kinh tế, công nghiệp
và hệ sinh thái.
- Ảnh hưởng của tư duy kinh
doanh số qua việc thể hiện với tư cách là cố vấn kinh doanh số
- Khai thác các công nghệ cần
thiết để xây dựng một thế giới kinh doanh số mới, như
là: IoT, Công nghệ thông minh, Giao diện người-máy, In
3D,...
- Khám phá và nâng cao dịch vụ
có bao gồm những công nghệ tiên tiến
- Chiến lược hóa và kế hoạch:
Nâng cao nhận thức số trong doanh nghiệp, kết hợp chiến lược số hóa doanh nghiệp với chiến lược IT, nhận định các mối đe dọa số tiềm năng.
- Thu thập: Khai thác công
nghệ tiên tiến như là Internet of Everything, In 3D. Xây dựng năng lực
trong công nghệ số và cấu trúc thông tin doanh nghiệp, an ninh số.
- Thực hiện và cải tiến: Cải
tiến trong khi vẫn cung cấp sự vận hành ổn định để chắc chắn rằng bạn lựa
chọn đúng trong nền kinh tế của doanh nghiệp số.
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )