Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2021
Hồn thương hiệu
Viettel là thương hiệu Việt đầu tiên trong năm nay cất
tiếng còi khai cuộc cho [sự đổi mới toàn diện] thông qua sự kiện ra mắt bộ nhận
diện thương hiệu mới ngày 07/01/2021.
Dưới góc nhìn riêng, tôi nhận thấy rằng:
Sự thay đổi diện mạo thương hiệu lần này của Viettel
nhằm thổi luồng sinh khí mới cho HỒN THƯƠNG HIỆU mà ở đó có sự hòa quện, xoắn
lồng giữa hai thành tố “HỒN NƯỚC” với “HỒN NGHỀ”.
Hai chữ “t” trong tên thương hiệu “viettel” vẫn gắn
chặt với nhau không xa rời như hình tượng “tay trong tay” đoàn kết. Viettel vẫn
theo đuổi mục đích kinh doanh trên nền tảng [sáng tạo vị nhân sinh] đồng thời
trung thành với những giá trị cốt lõi truyền thống (quan tâm, đổi mới) và bổ
sung thêm giá trị cốt lõi mới (khát khao).
Không giữ lại màu sắc cũ thể hiện sự quyết tâm đổi
mới. Sắc đỏ trong logo viettel mới thể hiện màu cờ sắc áo trong công cuộc viễn
chinh ra toàn cầu. Trong hội nhập, sắc đỏ mang “HỒN NƯỚC” còn góp phần kích
hoạt nguồn động năng nội tại cho sự phát triển bền vững từ bên trong của thương hiệu.
Thứ Năm, 1 tháng 10, 2020
Vườn rau sạch - Phần 1
VƯỜN RAU SẠCH là tên gọi đã được mã hóa hay dùng phép ẩn dụ gần gũi,
thân thuộc mà tôi đặt cho một DỰ ÁN KINH DOANH mang tính “cốt lõi” thuộc ngành
công nghiệp sáng tạo, lĩnh vực đổi mới sáng tạo.
Gọi là VƯỜN vì trong đó có nhiều loại “rau thiết yếu” tức nhiều loại sản
phẩm – dịch vụ sáng tạo đã được ươm trồng từ những hạt mầm sẵn có hay tự mày mò
nghiên cứu – phát triển (R&D). Gọi là RAU SẠCH để dễ phân biệt với “rau bẩn”
bởi nhiễm khuẩn, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất kích thích tăng trưởng
hay ngâm tẩm chất bảo quản…dẫn đến tình trạng người dùng bị “ngộ độc” hoặc bị
“tẩu hỏa nhập ma” mà mụ mẫm đầu óc.
Nói đến VƯỜN RAU SẠCH là chúng ta hình dung ngay đến công sức, tâm thức
và đạo đức của những người nông dân “chân lấm tay bùn” với cốt cách: chân chất,
mộc mạc, sáng tạo, yêu đời…Mặc dù trong quá trình làm lụng vất vả bởi “một nắng,
hai sương” hay “trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông nắng, trông
ngày, trông đêm. Trông cho chân cứng đá mềm, trời yên bể nặng mới yên tấm lòng”
nhưng vẫn không ngừng sáng tạo trong lao động; vui tươi trong sản xuất; thoải
mái trong tâm hồn thể hiện qua những “điệu múa, câu hò” hay qua những “làn điệu
dân ca”…
Hình ảnh người nông dân “truyền thống” canh tác trên những cánh đồng
làng bao la, bát ngát ở nông thôn với tính cách thật thà, chất phác và tình yêu
thương bao la (yêu người, yêu nghề; yêu lao động sản xuất; yêu văn hóa văn nghệ;
tình làng, nghĩa xóm…) đã đi vào tiềm thức, ký ức biết bao thế hệ những người
con dân đất Việt. Để rồi từ tình yêu thương bao la ấy thông qua những phút giây
“tâm tình của người nông dân”; qua những VƯỜN RAU SẠCH mà đã, đang và sẽ chắp
cánh cho những giấc mơ của nhiều thế hệ trẻ thơ Việt Nam bay xa đến tận cuối
chân trời hay vươn cao tới tận những vì sao để tỏa sáng rạng ngời.
Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017
Kiểm toán sở hữu trí tuệ
Giá trị của tài sản trí tuệ
Bảo hộ sở hữu trí tuệ là một hình thức đầu tư
Sở hữu trí tuệ là tài sản của doanh nghiệp
Sở hữu trí tuệ có thể nâng cao giá trị thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ như thế nào?
Tại sao sở hữu trí tuệ liên quan tới doanh nghiệp vừa và nhỏ?
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )