Thứ Năm, 18 tháng 1, 2024
Sự học doanh nhân
Trường học, thầy học & bạn học thân mến,
Cuối tuần này (thứ 7, 16/12/2023) chúng ta có
lịch hẹn cùng nhau trong sự kiện “Tôn vinh sự học doanh nhân” lần thứ 27 do
Trường Doanh nhân PTI tổ chức tại Hà Nội.
Tinh thần doanh chủ & Sự học doanh nhân
như ngọn Hải đăng trong đêm soi chiếu cho những con thuyền doanh nghiệp vượt
sóng trùng dương, căng buồm vươn tới.
Thứ Hai, 23 tháng 10, 2023
Hồn thơ với trời Thu
Một ngày cuối Thu, thời tiết hơi se lạnh, về Hà Nam, tôi {vô tình} dừng chân ngay bên tấm bia đá {hữu ý} có khắc bài thơ “Thu Điếu” mới chợt nhận ra là mình đang đứng trên mảnh đất quê hương Bình Lục của cụ Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến – một tâm hồn và nhân cách Việt Nam tiêu biểu thời bấy giờ, với chùm thơ Thu nổi tiếng: Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm.
Trong dòng thơ Nôm thời ấy thì thơ Nguyễn Khuyến là sự kết hợp
nhuần nhuyễn của thơ ca dân gian và bác học, trữ tình và trào phúng. Nguyễn
Khuyến viết về con người, cảnh vật và cuộc sống quê hương…Những tác phẩm thơ
Thu nổi tiếng được đưa vào sách giáo khoa, đã khơi gợi nhiều cung bậc cảm xúc
tuỳ theo mức độ cảm nhận riêng và làm lay động tâm hồn biết bao thế hệ người
dân đất Việt.
Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2023
Bản Ba rộn rã tiếng ca
[Thăm quan, trải nghiệm Thác Bản Ba]
Nơi dòng thác hiền hoà
Là di tích quốc gia
Như được trở về nhà.
Ta được là chính ta
Nơi tâm hồn nở hoa
Đón bạn hữu gần xa
Rộng mở và hoan ca.
Trong không gian bao
la
Tiếng suối hoà lời ca
Tiếng đàn ngân vang xa
Không khí thật chan
hoà.
Thứ Tư, 11 tháng 10, 2023
Tình yêu cuộc sống
Tối qua (09/10/2023), tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra Chương trình [Đồng Dao với Nghệ Thuật] mang chủ đề “TÌNH YÊU CUỘC SỐNG” Chào mừng ngày doanh nhân Việt Nam 13/10 & Kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI (2008-2023).
Là học viên của PTI,
tôi cũng góp mặt tại sự kiện này cùng rất nhiều các học giả, ký giả, doanh
nhân, nghệ sĩ, ca sĩ…
Sự kiện diễn ra đúng
thời điểm đẹp nhất trong năm nơi đất kinh kỳ – Mùa Thu Hà Nội – như muốn gửi
gắm & lan toả thông điệp về TÌNH YÊU CUỘC SỐNG đến cộng đồng doanh nhân,
doanh nghiệp. Khi lý trí hoà cùng cảm xúc sẽ làm cuộc sống thêm đậm đà, thăng
hoa.
Hãy trỗi dậy, Việt Nam!
“Sinh ra ở đời, ai cũng có ước mơ. Ước mơ không chỉ là kim chỉ nam cho mục tiêu hướng tới tương lai mà còn là động lực mạnh mẽ thôi thúc người ta căng tầm mắt đại bàng để thấu hiểu thời thế và quả cảm vượt qua mọi trở ngại, kể cả khiếm khuyết của chính mình, để không ngừng đi lên trên hành trình gian khó của cuộc đời.
Trong muôn vàn ước mơ
của mình, người Việt Nam ta, có lẽ ai cũng chia sẻ và thôi thúc bởi một khát
vọng hun đúc từ ngàn đời về một dân tộc ngẩng cao đầu, một quốc gia phồn vinh,
một xã hội chứa chan tình yêu thương và ý thức trách nhiệm trong sự sâu sắc về
đạo lý và anh minh về công lý. Những hy sinh vô bờ bến của biết bao thế hệ
người Việt Nam hàng nghìn năm qua là minh chứng bi hùng về sức mạnh vô song của
người Việt Nam trong theo đuổi khát vọng mãnh liệt này.
Nghĩ về đất nước thấy
trách nhiệm, nhìn ra thế giới cháy ước mơ. Có lẽ tâm trạng này đã làm trăn trở
bao thế hệ người Việt Nam và sẽ trở thành một động lực vô song góp phần đưa dân
tộc vượt lên phía trước trong các thập kỷ tới.” - Vũ Minh Khương - [Trích đoạn
Lời mở đầu tác phẩm “Hãy trỗi dậy, Việt Nam!/Let’s Rise Vietnam!”]
Xin chân thành cảm ơn
PGS TS Vũ Minh Khương với lời chúc thân tình và những chia sẻ thấu tình!!!
Phòng ngự chặt, phản công nhanh
Trong cuộc sống, con người giao tiếp với nhau bằng tín hiệu tương tự, biểu diễn dưới dạng giọng nói. Còn trong môi trường số, các thiết bị tính toán giao tiếp với nhau bằng tín hiệu số, biểu diễn dưới dạng tín hiệu nhị phân là 0 và 1.
Công nghệ số, hiểu theo
nghĩa rộng, là công nghệ xử lý tín hiệu số, hay công nghệ thông tin. Còn trong
bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), công nghệ số, hiểu
theo nghĩa hẹp, là một bước phát triển cao hơn của công nghệ thông tin, cho
phép tính toán nhanh hơn, xử lý dữ liệu nhiều hơn, truyền tải dung lượng lớn
hơn, với chi phí rẻ hơn.
Chính sự phát triển
đột phá này của công nghệ đã cho phép chuyển đổi số một cách tổng thể và toàn
diện mà trước kia không thể làm được. Bốn công nghệ số tiêu biểu thúc đẩy tiến
trình chuyển đổi số là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), Dữ liệu
lớn (Big Data), Điện toán đám mây (Cloud). Ngoài ra, chuỗi khối (Block Chain)
cũng là một công nghệ số quan trọng của chuyển đổi số.
Chuyển đối số là quá
trình/tiến trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách
sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Đây cũng
là sự khác biệt giữa ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số
(CĐS). Ứng dụng CNTT là tối ưu hoá quy trình đã có, theo mô hình hoạt động đã
có, để cung cấp dịch vụ đã có. Còn CĐS là thay đổi quy trình mới, thay đổi mô
hình hoạt động mới, để cung cấp dịch vụ mới hoặc cung cấp dịch vụ đã có theo
cách mới.
Từ thực tiễn Việt Nam,
đa phần các doanh nghiệp sản xuất/Nhà máy mà chúng tôi có cơ hội tiếp cận và cơ
duyên đồng hành đều đã và đang có những hoạt động ứng dụng CNTT tích cực với
các phần mềm đơn lẻ (kế toán, nhân sự, bán hàng…) mà chưa có hệ thống số tổng
thể được tuỳ chỉnh phù hợp, phần cứng và máy móc cũ nhưng vẫn còn giá trị sử
dụng chưa được giám sát hiệu suất… tức là, CĐS của doanh nghiệp đang ở giai
đoạn phòng vệ còn lỏng lẻo, rời rạc nên chưa thể tối ưu hoá hoạt động quản trị
vận hành để có thể đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi/yêu cầu ngày càng khắt khe của
thị trường, khách hàng, đối tác.
Các đối tác/khách hàng
của doanh nghiệp sản xuất/Nhà máy Việt Nam là các doanh nghiệp FDI Âu, Mỹ,
Nhật, Hàn… đầu chuỗi. Họ thường xuyên có các hoạt động đánh giá, lựa chọn lại
các Nhà cung cấp. Và một trong các tiêu chí quan trọng lựa chọn Nhà cung cấp
của họ là Nhà máy/doanh nghiệp sản xuất được quản trị bằng hệ thống số/công
nghệ số nhằm kiểm soát năng suất, chất lượng, chi phí, tiến độ…của đơn đặt hàng
theo thời gian thực.
Việc ứng dụng CNTT
trước đây chỉ nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động quản trị vận hành của doanh
nghiệp (phòng ngự), nhưng giờ đây CĐS là chiến lược phát triển của doanh nghiệp
(phản công). Chuyển đổi số tác động đến tất cả các khía cạnh chiến lược của
doanh nghiệp như: khách hàng, cạnh tranh, sản phẩm/dịch vụ, nhà cung cấp, chuỗi
giá trị, tài sản, đổi mới, toàn cầu hoá, cấu trúc, quy trình, mô hình, văn hoá…
Như vậy, với chuyển
đổi số, thay vì thụ động thì doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn chiến lược
phát triển của mình: Phòng ngự/CĐS bên trong doanh nghiệp; Phản công /CĐS hướng
ra thị trường hoặc Kết hợp giữa phòng ngự chặt với phản công nhanh.
(Còn nữa…)
Thiếu “lửa” gạo chửa thành cơm
Về cơ bản thì chuyển đổi số (CĐS) doanh nghiệp là chuyển đổi nền tảng giao dịch, tương tác và quản lý của doanh nghiệp từ thế giới thực sang thế giới số.
Với mục đích, biến
Doanh nghiệp tiến hành CĐS trở thành Doanh nghiệp số - tức là, từ khách hàng,
đối tác đến nhân viên và máy móc, mọi tương tác với doanh nghiệp đều thông qua
môi trường số, quản trị doanh nghiệp cũng dựa vào công nghệ số nhiều hơn. Lúc
đó, doanh nghiệp số có khả năng phục vụ được nhiều khách hàng với nhiều sản
phẩm và mở rộng quy mô nhanh hơn nhiều so với hiện tại nhờ sự hỗ trợ của công
nghệ.
Nói đến dự án CĐS
doanh nghiệp (ở đây, cụ thể là: Dự án CĐS hoạt động quản trị vận hành bên trong
DN sản xuất bằng hệ thống số ERP/MES/IIoT…hướng đến nhà máy thông minh/Smart
Factory) là nói đến sự Hợp tác/Cộng tác/Phối hợp của những nhân tố - con người
các bên với nhau: Doanh nghiệp tiến hành CĐS và Đối tác công nghệ số, Đơn vị tư
vấn/Đối tác khác (nếu có).
Từ trải nghiệm thực
tiễn với góc nhìn riêng, cơ cấu tổ chức nhân sự hiệu quả cho một dự án CĐS
doanh nghiệp gồm 03 lớp nhân tố phối kết hợp, được tuyển chọn kỹ từ các bên
theo Bộ tiêu chí hoặc Khung năng lực chung - tạm gọi là: [DX Leader/Lãnh đạo
số; DX Managers/Quản lý số; DX Members/Thành viên số]. Kết hợp này nhằm đảm bảo
tính thống nhất, duy trì hiệu suất của tiến trình từ định hướng vĩ mô với mục
tiêu chung (DX Leader/ Lãnh đạo số, đảm lược) đến các tác nghiệp vi mô với chỉ
tiêu riêng (DX Members/Thành viên số, đảm nhiệm) thông qua các cách thức,
phương pháp, công cụ quản lý (DX Managers/Quản lý số, đảm trách).
Với cơ cấu như vậy, DX
Leader/Lãnh đạo số là người duy nhất của dự án chung với vai trò “kiến thiết”
trung tâm, tập quyền “tiền trảm hậu tấu”, là đầu tàu kéo theo mọi sự chuyển
động của các toa tàu chuyển đổi phía sau. DX Leader/Lãnh đạo số “thắp lửa” khởi
xướng sự thay đổi, đề ra phương hướng – lộ trình - nhiệm vụ, rồi “truyền lửa”
quyết tâm tới tất cả các thành viên để thúc đẩy tiến trình và “giữ lửa” kiên
định để dẫn dắt con tàu chuyển đối số đi đến bến bờ thành công.
“Ngọn lửa chuyển
đổi/đổi mới sáng tạo” dưới ánh sáng “tâm thức” của nghệ thuật lãnh đạo cùng ánh
sáng “tri thức” của khoa học quản lý bằng công nghệ số được lan truyền từ đầu
đến cuối, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài và ngược lại làm bùng cháy
những nhiệt huyết & đam mê của cả tập thể.
Thực tế ở Việt Nam,
không thiếu những dự án CĐS doanh nghiệp bằng hệ thống số ERP/MES/IIoT đắp
chiếu, tạm dừng hoặc thất bại ở đủ mọi cấp độ, mọi quy mô, trị giá… đến từ cả
doanh nghiệp công nghệ số quốc tế và nội địa mà nguyên nhân do thiếu “lửa” hoặc
không giữ được "lửa", gây ra sự lãng phí nguồn lực rất lớn cho xã
hội, tổn hại nghiêm trọng đến sự tín nhiệm thương hiệu và môi trường kinh doanh
chung.
Đối với doanh nghiệp
công nghệ số, nhận được tạm ứng niềm tin và trao cơ hội từ khách hàng đã khó;
hình thành được sự tín nhiệm trọn vẹn đối với thương hiệu còn khó hơn. Do vậy,
nhiệm vụ quản trị dự án CĐS doanh nghiệp thành công đặt nặng lên đôi vai người
DX Leader/Lãnh đạo số, đòi hỏi họ một sự nỗ lực “bừng cháy” hết mình với cả bàn
tay, khối óc và con tim.
(Còn nữa…)
Thành bại tại Nhân
Kinh tế số với cốt lõi bên trong là quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp, có tốc độ tăng trưởng nhanh và sức lan toả lớn trong thời gian gần đây. Chuyển đổi số doanh nghiệp là một sự đánh đổi/đổi mới bản thân, đòi hỏi không chỉ có tư duy chiến lược với mục đích rõ ràng, mà cả sự thấu hiểu bản chất vấn đề với những bước đi bài bản, cụ thể có sự chuẩn bị chu đáo.
“Chuyển đổi số” =
“Chuyển đổi” + “Số”. “Chuyển đổi” = Thay đổi/thay thế: Nhận thức, tư duy, thái
độ, thói quen, hành vi, tâm lý, kỹ năng…của các nhân tố. “Số” = Công nghệ số/Số
hoá: Dữ liệu, quy trình, công cụ, mô hình, văn hoá, …Trong “chuyển đổi số” thì
phần “chuyển đổi/chuyển biến/chuyển dịch” là thành tố chính yếu, khó thực hiện
hơn đòi hỏi nhiều tâm sức hơn; phần “số” còn lại là thành tố bổ sung, cứ có đề
bài đúng là sẽ có lời giải đúng, là công cụ/phương tiện mang tính logic giúp
cho sự chuyển đổi ở trên trở nên hiệu quả thông qua sự tối ưu hoá.
Chuyển đổi số là quá
trình/tiến trình/chu trình thay đổi tổng thể và toàn diện. Với một tổ chức, vì
là sự thay đổi lớn, nên trước tiên đó là việc của lãnh đạo, của người đứng đầu
– người mở lối dẫn đường, vì nếu không thì không ai dám làm và có thể làm. Vì
là tổng thể và toàn diện nên đó là việc của tất cả mọi thành viên trong tổ
chức.
Tiến trình chuyển đổi
số doanh nghiệp gồm sự phối hợp của 03 Nhân tố - yếu tố con người - ảnh hưởng
lớn đến sự thành bại của tiến trình này: (1) Lãnh đạo chuyển đổi số; (2) Chuyên
gia công nghệ số; (3) Người tham gia chuyển đổi số. Sự thành bại và mức độ hiệu
quả của từng dự án chuyển đối số doanh nghiệp cụ thể cũng sẽ được phân tích, mổ
xẻ từ đây – Nhân tố trong chuyển đổi số. Bởi: “Thành bại tại Nhân”.
Nhà lãnh đạo chuyển
đổi số là người đứng đầu tổ chức, có tầm nhìn, thiết lập được sứ mệnh cho tổ
chức, có niềm tin là công nghệ số, chuyển đổi số giúp giải quyết những vấn đề
phức tạp của tổ chức mình và kiên định với mục tiêu đặt ra. Nhà lãnh đạo chuyển
đổi số không nhất thiết và không cần phải hiểu quá sâu về công nghệ số. Điều
quan trọng nhất đối với nhà lãnh đạo là biết đặt ra bài toán.
Chuyên gia công nghệ
số có thể là người bên trong hoặc bên ngoài của tổ chức. Chuyên gia bên trong
của tổ chức là người nhận bài toán từ lãnh đạo và chuyển hoá thành yêu cầu, là
người ra đầu bài thông thái. Chuyên gia bên ngoài của tổ chức là những người chuyên
nghiệp, trong các doanh nghiệp công nghệ số, dùng công nghệ số để giải quyết
bài toán đặt ra. Trên thực tế, nhiều người lầm tưởng chuyên gia chỉ nói những
câu chuyện chuyên môn phức tạp, vì thế, nhiều người tự nhận là chuyên gia bằng
cách biến câu chuyện đơn giản thành câu chuyện phức tạp. Nhưng không phải vậy,
chuyên gia là người có khả năng làm ngược lại, biến câu chuyện phức tạp thành
câu chuyện đơn giản.
Mọi thành viên trong
tổ chức đều tham gia chuyển đổi số. Nhưng có thể phân loại khái quát thành hai
loại thành viên. Một loại tham gia nghiêm chỉnh và tuân thủ theo chỉ đạo, định
hướng, quy chế. Một loại tham gia đối phó và luôn tìm lý do để trì hoãn hoặc
ngại, không chịu thay đổi. Vì vậy, nhà lãnh đạo chuyển đổi số cần kiên định.
(Còn nữa…)
Với xu hướng, hãy bơi theo dòng
“Những tháng ngày xanh” là tiêu đề chung cho chuỗi bài viết mà tôi dự định chia sẻ về những góc nhìn riêng, những trải nghiệm thực tiễn phong phú, những bài học sâu sắc rút ra, những tri thức hữu ích đọng lại…có liên quan đến lĩnh vực chuyển đổi số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất.
Chuyển đổi số doanh
nghiệp không phải là một công đoạn làm một lần rồi thôi mà là một hành
trình/một tiến trình/một chu trình tuần hoàn từ nhận thức đến tư duy, từ ứng
dụng đến vận hành, từ cải tiến đến đổi mới sáng tạo…
“Chương trình Chuyển
đổi số quốc gia đến 2025, định hướng đến năm 2030” xác định mục tiêu kép là:
vừa phát triển Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số; vừa hình thành các doanh
nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. Cụ thể: (1) Phát triển
Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; (2) Phát triển Kinh tế số,
nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; (3) Phát triển Xã hội số, thu hẹp
khoảng cách số.
Hoà nhịp cùng với xu
hướng phát triển của cuộc CMCN 4.0 và định hướng của Nhà nước. Là một trong số
các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, chúng tôi nhận thức rõ ràng và tập
trung năng lực lõi vào ứng dụng công nghệ để tạo ra những hệ thống số, những
giải pháp số “Make in Vietnam” hữu ích và phù hợp nhất với tiến trình chuyển đổi
số đặc thù của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất –
xương sống của nền kinh tế số.
Một vài hệ thống và
giải pháp số hữu ích mang tính nền tảng có thể kể đến như: Hệ thống hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp (ERP - Enterprise Resource Planning); Hệ thống điều hành
và thực thi sản xuất (MES - Manufacturing Execution System); Hệ thống ứng dụng
IoT trong ngành công nghiệp (IIoT - Industrial Internet of Things); Giải pháp
nhà máy thông minh (Smart Factory)…
Sự bùng nổ của CMCN
4.0 cùng với dịch Covid-19 bất ngờ ập đến (từ cuối 2019) là những cú huých mạnh
khiến các doanh nghiệp Việt Nam giật mình tỉnh thức và tiến hành Chuyển đối số
một cách gấp rút, vội vàng. Thời gian này (2020-2022), các hệ thống số, giải
pháp số trên đã nắm bắt được nhiều cơ hội tiếp cận và đồng hành với các doanh
nghiệp. Sau đó được ứng dụng và vận hành rộng rãi tại một số Nhà máy lớn nhỏ ở
Việt Nam, là các Vendors/Partners của FDI trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
(Còn nữa…)
Hải Phòng lòng vòng ẩm thực
Trước đây tôi hay có dịp tới Hải Phòng công tác hoặc đi công việc, mỗi lần đến đều được những người bạn thân thiết dẫn đi thưởng thức những món đặc sản, đặc trưng mang hương vị đậm đà nơi đất Cảng. Lần thì ra Cát Bà, lúc thì ở Cát Hải, chuyến lại đến Đồ Sơn, khi thì qua trung tâm Thành Phố…
Lần này đến Hải Phòng, khác hẳn những lần trước. Như những du
khách, chỉ thăm thú, thưởng thức và cảm nhận. Quả thực, phát hiện nhiều điều
hấp dẫn, mới mẻ mà trước đó chẳng hề hay biết.
Hải Phòng có rất nhiều thứ nổi tiếng nhưng nổi bật, dễ thấy, dễ
tiếp cận hơn cả đó là ẩm thực bởi nó dễ cần, dễ cảm và dễ chịu nên dễ đi vào
lòng người. Có nhiều những sản phẩm, nhãn hàng, nhà hàng rất đặc sắc và giàu
tiềm năng chỉ phổ biến nơi đây, chỉ riêng Hải Phòng mới có.
Nghe nói, gần đây hoạt động xúc tiến du lịch Thành Phố cũng đẩy
mạnh quảng bá ẩm thực địa phương dưới dạng "food tour" như một phần
của phát triển du lịch. Việc công bố “Bản đồ món ngon”cho du khách với thông
điệp “Hải Phòng lòng vòng ẩm thực” là một trong số các hoạt động ấy.
Một thoáng Hàn bên Tây Hồ
Lotte Mall West Lake Hanoi nằm trên trục đường Võ Chí Công - Lạc Long Quân thuộc tuyến đường vành đai 2, ngay cửa ngõ Thủ đô, cho phép người dân di chuyển dễ dàng đến các khu vực lân cận. Vị trí đắc địa cho phép cư dân ở mọi khu vực cũng như khách du lịch dễ dàng tiếp cận Lotte Mall West Lake Hanoi để thăm quan, trải nghiệm, giải trí, mua sắm…
Ngay từ khi ra mắt, công trình được tập đoàn Lotte Hàn Quốc đầu
tư này đã gây ấn tượng với thiết kế mới lạ, sang trọng cùng hứa hẹn về những
dịch vụ hàng đầu.
Với quy mô 5 tầng nổi và 2 tầng hầm, tổ hợp này hướng đến trở
thành địa chỉ vui chơi, giải trí đặc sắc bậc nhất với thủy cung trong nhà lớn
nhất Hà Nội, hệ thống rạp chiếu phim cao cấp nhất Việt Nam, không gian vui chơi
hấp dẫn dành cho trẻ em, cùng với các nhà hàng ẩm thực Á-Âu đa dạng, ấn tượng
nhất với khu vườn trên cao view Hồ Tây lộng gió.
Đây cũng là thiên đường mua sắm quy tụ hàng trăm thương hiệu nổi
tiếng, trong đó có nhiều cái tên lần đầu xuất hiện tại Việt Nam. Với sự đầu tư
này, Lotte Mall West Lake Hanoi mong muốn mang đến trải nghiệm "chuyến du
lịch giữa lòng thành phố" trọn vẹn nhất từ trước tới nay.
Các thương hiệu đình đám của tập đoàn Lotte cũng xuất hiện tại
đây như Lotte World Aquarium Hanoi - thủy cung trong nhà lớn nhất tại Hà Nội,
đại siêu thị Lotte Mart, rạp chiếu phim Lotte Cinema đi đầu về cơ sở vật chất
và trang thiết bị.
Bên cạnh đó là khách sạn 5 sao L7 Hotels và khu căn hộ dịch vụ
có quy mô 23 tầng với 264 phòng và 192 căn hộ, đều có tầm nhìn ra Hồ Tây và
Sông Hồng. Tòa nhà văn phòng bao gồm 21 tầng, đạt chất lượng hạng A theo tiêu
chuẩn quốc tế với cơ sở vật chất hiện đại, đa tiện ích cao cấp và tầm nhìn toàn
cảnh Hồ Tây.
Thứ Bảy, 2 tháng 9, 2023
Một ngày anh lên Chiêm Hoá
Một ngày anh lên Chiêm Hóa
Núi rừng vọng tiếng
đàn then
Bản làng nay thay
nhiều quá
Để chân ai lạc lối về
Nghe thiết tha vinh quang Kim Bình
Bóng Bác xưa như vẫn
còn đây
Tiếng ới la cô em gái
Tày
Chứa chan vang vọng rừng núi.
Chiêm Hóa, nhớ mãi
tiếng hát em
Rừng núi, vang mãi câu
noọng ơi
Anh đi trong xanh xanh
rừng
Đi bên em trong ngập
ngừng, tình yêu
Nghe xôn xao xôn xao rừng
Nghe mênh mang mênh
mang trời, mùa xuân
Chiêm Hóa, nhớ mãi
tiếng hát em
Rừng núi, vang mãi câu
noọng ơi.
---
Sáng tác: Tân Điều
Biểu diễn: Ngọc Khanh
Thưởng thức: https://www.nhaccuatui.com/.../mot-ngay-anh-len-chiem-hoa...
Thứ Hai, 24 tháng 7, 2023
Ơi cuộc sống mến thương
Có
chú chim non nho nhỏ
Cất tiếng líu lo như
muốn ngỏ
Buổi sáng quanh ta như
xao động
Như bầu trời xanh ươm
ước mơ.
Này chú chim ơi cho
nhắn gửi
Lời hát tin yêu trong
trái tim mọi người
Cuộc sống hôm nay tuy
vất vả
Nhưng cuộc đời ơi ta
mến thương.
Ta đã nghe trong tiếng
cười
Đường tương lai đang
rực rỡ
Ta đã nghe trong tim
mình
Lời yêu thương của con
người.
---
[Nhạc sĩ: Nguyễn Ngọc
Thiện]
Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2023
Từ long đong đến thong dong
Mấy lời tâm sự trong ánh mắt trong
Tổ chức long đong ngày
đêm thao luyện
Văn hoá kinh doanh
đúng là thân thiện
Truyền thông tiếp thị
mới làm nên chuyện.
Đổi mới sáng tạo hẳn
là phương diện
Dịch vụ năm sao khách
hàng thuận tiện
Đối tác trung thành
thực là dấu triện
Thương hiệu thong dong
chính là vương miện.
(…Còn nữa)
Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2023
Ly nông bất ly hương
[Phần 2: Ly nông bất ly hương]
Từ thực trạng tồn tại
ở những vùng nông thôn Việt Nam như: Thu nhập từ nông nghiệp bấp bênh; “được
giá thì mất mùa, được mùa thì mất giá”; đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu
hẹp… khiến nhiều người dân nông thôn chọn cách làm ăn xa để nâng cao thu nhập,
cải thiện cuộc sống.
Tuy nhiên, việc người
dân ồ ạt đổ xô đến các thành phố, các khu công nghiệp kiếm sống đã để lại những
“khoảng trống” xã hội đối với các vùng quê nông thôn.
Trước tình hình đó,
thương hiệu này là một trong số ít các doanh nghiệp Việt tiên phong & tiên
quyết hiện thực hoá quan điểm “đưa công việc đến gần hơn với người lao động”
thể hiện trong định hướng “ly nông bất ly hương” cho những người nông dân ở quê
– phát triển con người toàn diện ngay trên chính mảnh đất quê hương của họ.
Đối với người nông
dân, ở quê mà sống được thì chẳng ai muốn xa quê. Vì vậy, việc làm là thứ có
sức mạnh nhất để giữ chân người nông dân ở lại quê hương trong khi vẫn “ly
nông”, góp phần ổn định và cân bằng dân số.
Khi những người nông
dân thật sự là “công nhân” trên chính thửa ruộng, mảnh vườn của gia đình họ,
thì họ sẽ “ly nông” nhưng “bất ly hương”, để quê nhà thực sự là nơi bình yên,
hạnh phúc chứ không phải là nơi nương náu khi không còn chỗ trú chân, thì bắt
buộc mới trở về như dòng người lao động “hồi hương” trong Covid-19 vừa qua.
(…Còn nữa)
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2022
Mùa Phượng vĩ
Tôi đến Hải Phòng vào đúng dịp tháng 5, khi cả thành phố rực rỡ màu hoa đỏ cùng những tia nắng vàng buông thả nhẹ nhàng qua những tán lá xanh, chùm hoa tinh nghịch giỡn đùa cùng ong bướm trong tiếng ve kêu râm ran suốt đêm ngày.
Màu đỏ ấy ngập tràn
trên các tuyến phố với những con đường, bức tường với mái hiên, hòa cùng với
màu cờ hoa chào mừng kỷ niệm những ngày tháng 5 lịch sử, làm hồng lên đôi má
với những khuôn mặt rạng ngời.
Tháng 5 là thời điểm
phượng vĩ nở rực rỡ nhất – tháng có nhiều ngày kỷ niệm lớn của đất nước và
thành phố: ngày Quốc tế Lao động 1/5; Kỷ niệm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ
7/5; ngày Khoa học & Công nghệ 18/05; sinh nhật Bác 19/5.
Đặc biệt, mùa phượng
nở cũng là dịp người dân thành phố nhớ về ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955)
với Lễ hội Hoa phượng đỏ và càng thêm tự hào về những chặng đường phát triển đã
qua của một thành phố năng động ở vùng duyên hải phía Bắc của Tổ quốc.
Thứ Sáu, 4 tháng 2, 2022
Hướng về phía Mặt Trời
Năm 2021 nhiều gian
khó
2022 khó khăn còn đó
Mong tập thể gắn bó
Cùng biến khó thành có
Với niềm tin giao phó
Chúng ta hãy cùng nhau
Hướng về phía mặt trời
Tỏa ngát hương cho đời
Những thành viên tuyệt
vời
Là chiến binh mặt
trời.
=> Kính chúc
anh/chị/em một kỳ nghỉ tết cổ truyền vui khỏe và hạnh phúc bên mái ấm gia đình.
Hẹn tân xuân gặp lại ACE nhé!!!
Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021
Hà Nội "không vội"
Hà Nội những ngày này, phố phường đều trở lên vắng lặng đến lạ thường. Không gian như rộng lớn bao la, thời gian như lắng đọng sâu xa. Phố phường không hối hả, dòng người không tất tả, cuộc sống người dân dẫu còn nhiều vất vả. Hà Nội không tấp lập người xe như những ngày chưa phong tỏa. Hà Nội “không vội” bởi Hà Nội đang giãn cách xã hội.
Nhìn qua, tưởng Hà Nội “không vội” mà nhìn sâu lại thấy Hà Nội vội không tưởng. Bởi, người Hà Nội còn đang lặn lội phân ca kíp cho kịp thời gian để cùng nhau giữ “VÙNG XANH”, khoanh “VÙNG CAM” và tạm giam “VÙNG ĐỎ”. Hà Nội đang tận dụng thời gian giãn cách để các F0 được bóc tách ra khỏi cộng đồng.
Hãy cùng Hà Nội, chúng ta tuân thủ quy định giãn cách xã hội để Thủ đô sớm lập chiến công vang dội - Chiến thắng đại dịch!!!
Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020
Vườn rau sạch - Phần 2
…VƯỜN RAU SẠCH “xưa” vẫn bao la bát ngát hương đời và vẹn nguyên giá trị
truyền thống giúp cho những người nông dân “hiện đại” với VƯỜN RAU SẠCH “nay”
nối mạch ngầm kim cổ để kế thừa, phát huy những di sản thuộc lịch sử đồng thời tiếp
nối, phát triển thành tài sản của tương lai.
Chủ nhân của những VƯỜN RAU SẠCH “xưa” là những người dân lao động “từ
thuở mang gươm đi mở cõi” đã tạo dựng nên đất nước này cho con cháu ngày nay.
Những người giữ vai trò chủ yếu trong việc sản xuất để nuôi sống xã hội và cũng
là những người giữ vai trò chính yếu trong đấu tranh giữ nước suốt chiều dài
lịch sử.
VƯỜN RAU SẠCH “tự cổ chí kim” xuất phát từ những người nông dân luôn
thắm đượm “tình non và nước” đã thấm đậm vào tâm hồn mỗi người dân đất Việt tự
lúc nào, khó ai hay biết.
VƯỜN RAU SẠCH lặng lẽ như làn gió mát thổi vào lòng người ngay tự thuở
ấu thơ. Nó hòa vào tiếng ru ầu ơ của mẹ, tiếng hát bên nôi của bà; hòa vào
tiếng võng kẽo kẹt trong buổi trưa hè; hòa vào tiếng dạy con của nhà hàng xóm;
hòa vào “tiếng rao vang đâu đây” của người bán rong, tiếng mặc cả eo sèo của
các cô ở chợ; hòa vào tiếng vỗ về an ủi con trâu của anh thợ cày giữa buổi trưa
hè nắng chang chang như đổ lửa; nó hòa vào giọng nói thánh thót ngọt ngào của
cô giáo bên tiếng trống trường làng; hòa vào âm hưởng sáo diều trong trẻo của
trẻ mục đồng trên lưng trâu cuối buổi chiều tà nơi đồng quê yên ả; nó cứ dạt dào
như suối nguồn chảy mãi rồi có khi lại vi vu bay vút qua những lũy tre xanh
“như gió tìm rặng phi lao, như trời cao mong mấy trắng” rồi tràn vào tận nơi
ngõ xóm, đường thôn, để rồi thấm vào lòng người – từ trẻ ấu thơ cho chí các bậc
phụ lão đầu bạc răng long.
Tất cả hòa quện làm thành khí trời, sắc nước Việt Nam; thành hơi thở, thành
tâm hồn, thành khí phách…, thành sức sống Việt Nam.
(Còn nữa…)
Thứ Năm, 1 tháng 10, 2020
Vườn rau sạch - Phần 1
VƯỜN RAU SẠCH là tên gọi đã được mã hóa hay dùng phép ẩn dụ gần gũi,
thân thuộc mà tôi đặt cho một DỰ ÁN KINH DOANH mang tính “cốt lõi” thuộc ngành
công nghiệp sáng tạo, lĩnh vực đổi mới sáng tạo.
Gọi là VƯỜN vì trong đó có nhiều loại “rau thiết yếu” tức nhiều loại sản
phẩm – dịch vụ sáng tạo đã được ươm trồng từ những hạt mầm sẵn có hay tự mày mò
nghiên cứu – phát triển (R&D). Gọi là RAU SẠCH để dễ phân biệt với “rau bẩn”
bởi nhiễm khuẩn, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất kích thích tăng trưởng
hay ngâm tẩm chất bảo quản…dẫn đến tình trạng người dùng bị “ngộ độc” hoặc bị
“tẩu hỏa nhập ma” mà mụ mẫm đầu óc.
Nói đến VƯỜN RAU SẠCH là chúng ta hình dung ngay đến công sức, tâm thức
và đạo đức của những người nông dân “chân lấm tay bùn” với cốt cách: chân chất,
mộc mạc, sáng tạo, yêu đời…Mặc dù trong quá trình làm lụng vất vả bởi “một nắng,
hai sương” hay “trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông nắng, trông
ngày, trông đêm. Trông cho chân cứng đá mềm, trời yên bể nặng mới yên tấm lòng”
nhưng vẫn không ngừng sáng tạo trong lao động; vui tươi trong sản xuất; thoải
mái trong tâm hồn thể hiện qua những “điệu múa, câu hò” hay qua những “làn điệu
dân ca”…
Hình ảnh người nông dân “truyền thống” canh tác trên những cánh đồng
làng bao la, bát ngát ở nông thôn với tính cách thật thà, chất phác và tình yêu
thương bao la (yêu người, yêu nghề; yêu lao động sản xuất; yêu văn hóa văn nghệ;
tình làng, nghĩa xóm…) đã đi vào tiềm thức, ký ức biết bao thế hệ những người
con dân đất Việt. Để rồi từ tình yêu thương bao la ấy thông qua những phút giây
“tâm tình của người nông dân”; qua những VƯỜN RAU SẠCH mà đã, đang và sẽ chắp
cánh cho những giấc mơ của nhiều thế hệ trẻ thơ Việt Nam bay xa đến tận cuối
chân trời hay vươn cao tới tận những vì sao để tỏa sáng rạng ngời.
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )